Báo Điện tử Gia đình Mới

Vì sao người bị viêm đại tràng thường kiêng đồ tanh và thực phẩm giàu đạm quá mức?

Bệnh nhân bị các bệnh đường tiêu hóa, trong đó có viêm đại tràng thường rất kiêng khem trong việc ăn uống. Tuy nhiên, nếu kiêng khem quá mức sẽ dẫn đến thiếu dinh dưỡng, làm suy giảm chức năng tiêu hóa của cơ thể và làm sức khỏe suy kiệt, không có đủ sức chống chọi bệnh tật.

Ngày càng gầy guộc xanh xao vì kiêng đồ tanh và thực phẩm giàu đạm

Bà Trần Thị Kim (67 tuổi, ở Hà Đông, Hà Nội) thường hay bị đi ngoài, phân không thành khuôn, có ngày đi 2 – 3 lần. Tình trạng của bà thường nặng lên vào buổi sáng khi đang ăn, sau bữa ăn sáng hoặc sau khi ăn đồ tanh như tôm, cua, cá… Triệu chứng này kéo dài cả tuần, có khi hàng tháng rồi tự khỏi dù không điều trị.

Tuy nhiên, sau một thời gian bà Kim lại thấy bệnh tái phát. Lo lắng về tình hình sức khỏe nên bà Kim tìm đến bác sĩ để thăm khám và được biết mình bị viêm đại tràng chức năng.

Bệnh nhân bị viêm đại tràng thường thấy bụng ậm ạch khó chịu, mỗi lần đi tiêu cảm thấy không trọn vẹn, nhất là sau khi ăn thực phẩm tanh

Bệnh nhân bị viêm đại tràng thường thấy bụng ậm ạch khó chịu, mỗi lần đi tiêu cảm thấy không trọn vẹn, nhất là sau khi ăn thực phẩm tanh

Mặc dù ‘đã dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ nhưng tôi vẫn thường thấy bụng ậm ạch khó chịu, mỗi lần đi tiêu cảm thấy không trọn vẹn, nhất là sau khi ăn thực phẩm tanh.

Vì vậy, để khắc phục tình trạng sức khỏe của mình, tôi đã loại bỏ các thực phẩm tanh như tôm, cua, cá… ra khỏi chế độ dinh dưỡng hàng ngày’ – bà Kim chia sẻ.

viem-dai-trang

Còn anh Nguyễn Tuấn Dũng (ở Cầu Giấy, Hà Nội) phát hiện bị viêm đại tràng mạn tính nhiều năm nay. Tình trạng đau quặn bụng, đầy hơi và đi ngoài tăng lên sau mỗi lần anh tham gia đại tiệc với nhiều thực phẩm giàu đạm.

Tính chất phân thay đổi thất thường, lúc thì lỏng, không thành khuôn, khi thì táo bón hoặc lúc đầu táo bón sau phân nát, sống…

Nghĩ rằng bệnh của mình liên quan đến khẩu phần ăn giàu đạm nên anh Dũng chọn cách ăn kiêng. Vậy là, thực đơn hàng ngày chỉ với chút rau luộc và thịt lợn nạc làm cơ thể anh ngày càng gây gò, xanh xao. Đến khi đi khám sức khỏe mới biết cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng do kiêng khem quá mức.

Đó chỉ là 2 trong số rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị bệnh đại tràng thực hiện chế độ kiêng khem nhằm khắc phục tình trạng bệnh của mình nhưng lại làm sức khỏe bị suy kiệt.

Hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh việc ăn đồ tanh, đồ nhiều đạm gây ra bệnh viêm đại tràng hay làm bệnh này nặng lên

Hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh việc ăn đồ tanh, đồ nhiều đạm gây ra bệnh viêm đại tràng hay làm bệnh này nặng lên

 

Chưa có nghiên cứu nào chứng minh đồ tanh làm bệnh đại tràng nặng lên

Trao đổi với Gia Đình Mới về việc người bị viêm đại tràng có cần kiêng khem trong dinh dưỡng hàng ngày, bác sĩ Đinh Thị Kim Liên, Nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng, Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh: ‘không phải ai bị viêm đại tràng cũng phải kiêng đồ tanh, kiêng thực phẩm giàu đạm. 

Bệnh viêm đại tràng do nhiều nguyên nhân gây ra như viêm đại tràng do co thắt, viêm đại tràng do ký sinh trùng, viêm đại tràng do tổn thương viêm loét, do mất cân bằng vi khuẩn đường ruột…

Và cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào chứng minh việc ăn đồ tanh, đồ nhiều đạm gây ra bệnh viêm đại tràng hay làm bệnh này nặng lên.

Có chăng cũng là quan niệm dân gian của chúng ta là khi bị đi ngoài cần kiêng đồ tanh, dầu mỡ, thực phẩm nhiều đạm để không làm bệnh tình nặng thêm’.

Nhưng thực tế vẫn có trường hợp người bị viêm đại tràng ăn đồ tanh, đồ giàu đạm vào cảm thấy cơ thể khó chịu, nặng nề.

Bác sĩ Đinh Thị Kim Liên, Nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng, Bệnh viện Bạch Mai

Bác sĩ Đinh Thị Kim Liên, Nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng, Bệnh viện Bạch Mai

Lý giải về nguyên nhân gây ra tình trạng này bác sĩ Kim Liên cho biết, mùi tanh làm tăng cảm giác yếu tố thần kinh. Do đó, có những người không có vấn đề gì về tiêu hóa nhưng khi ăn đồ tanh lại cảm giác buồn nôn, khó chịu. Chính cảm giác đó làm tăng nhu động ruột và sẽ làm phân tống ra nhanh hơn.

Với những người có bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm đại tràng thì tình trạng tăng nhu động ruột tăng lên, gây cảm giác khó chịu và tống phân ra ngoài nhanh hơn người thường.

Vậy nên, bệnh nhân nào có thói quen ăn tôm, cua, cá hay thích thú với đồ tanh thì không ảnh hưởng gì, nhưng bệnh nhân nào không quen, không thích thú với đồ tanh thì cũng nên hạn chế.

Nhưng hạn chế không có nghĩa là kiêng khem đồ tanh mà là ăn ít một, tập ăn dần cho quen và tăng dần về số lượng. Bởi, trong các thực phẩm tanh như cá, tôm, cua… có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.

Nhất là vitamin và khoáng chất có trong mỡ cá tốt hơn rất nhiều trong mỡ động vật. Vậy nên, thay vì kiêng ăn cá hãy chọn cách chế biến cá sao cho bớt tanh, sao cho giảm dầu mỡ để bổ sung vào thực đơn hàng ngày.

Thay vì kiêng ăn cá, người bị viêm đại tràng hãy chọn cách chế biến cá sao cho bớt tanh

Thay vì kiêng ăn cá, người bị viêm đại tràng hãy chọn cách chế biến cá sao cho bớt tanh

Với lượng đạm cung cấp cho cơ thể cũng vậy. Bình thường cơ thể con người có các loại men để tiêu hóa đạm, men tiêu hóa mỡ, men tiêu hóa đường… Lượng đạm nạp vào cơ thể phải tương ứng với lượng men tiêu hóa đạm thì cơ thể mới hấp thu hết. Nếu lượng đạm vào cơ thể quá nhiều, men tiêu hóa đạm không đủ sẽ gây khó chịu và đi ngoài.

Những người ngày bình thường vẫn ăn nhiều đạm, theo nhu cầu thì không có vấn đề gì, nhưng với những người ngày thường ít ăn đạm mà tự nhiên ăn nhiều hơn thì sẽ bị kích thích và tống ra ngoài.

Kể cả những người bình thường, không có bệnh lý về tiêu hóa, đi ăn tiệc một hôm với quá nhiều thực phẩm giàu đạm là cũng có thể thấy nặng bụng, khó chịu và đi ngoài. Hoặc ăn đồ khác lạ vào sẽ thấy người có chịu, muốn nôn ọe, bụng ậm ạch…

Vậy nên, để đảm bảo sức khỏe, tốt nhất là xây dựng một chế độ dinh dưỡng cân đối, với đầy đủ các chất theo một tỷ lệ thích hợp. Bởi, ăn cái gì nhiều quá hay ít quá thì đều không tốt cho cơ thể.

Hơn nữa, vị tanh là vị mà người bệnh rất khó chấp nhận, bởi, các triệu chứng của bệnh làm người ta mệt mỏi, chán ăn, mùi vị tanh làm cho người bệnh thêm khó chịu, không thích.

Để khắc phục tình trạng sợ đồ tanh, đồ đạm và đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể, người bệnh nên tập ăn các loại thực phẩm này từng chút một, ăn phối hợp với các loại thực phẩm khác và tìm cách chế biến để giảm mùi tanh, giảm dầu mỡ mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng. 

Linh Nhi/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO