Khi đặt trẻ sơ sinh nằm ngủ, bạn cẩn thận đặt trẻ nằm ngửa, đảm bảo bé đủ thoải mái để ngủ ngon.
Tuy nhiên cho đến khi con bắt đầu biết lật từ khoảng 4-5 tháng sau khi sinh, bạn sẽ thường phát hiện con nằm sấp ngủ, và bạn tự hỏi liệu đây có phải tư thế mà con thấy thoải mái nhất không, và bạn có nên để con ngủ ở tư thế này không.
Nếu bạn vẫn đang thắc mắc thì hãy đọc bài viết này để tránh mắc sai lầm.
Vì sao nằm sấp ngủ nguy hiểm cho trẻ sơ sinh?
"Nằm ngửa là tốt nhất", đây là nguyên tắc cơ bản khi cho bé đi ngủ để đảm bảo an toàn cho con bạn.
Một số nghiên cứu về tư thế ngủ tốt nhất cho trẻ nhỏ tiết lộ rằng tư thế ngủ nằm sấp làm tăng nguy cơ hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).
Do đó bạn cần chú ý tới vấn đề này và lật trẻ nằm ngửa ngay khi bạn phát hiện con nằm sấp ngủ.
Lợi ích khi trẻ nằm ngửa ngủ
Viện Nhi khoa Hoa Kỳ cũng khuyến cáo, cho trẻ nằm ngửa khi ngủ là tốt nhất trong 1 năm đầu sau khi sinh.
Nằm ngửa ngủ giúp cải thiện đường thở. Nhiều cha mẹ lo lắng cho trẻ nằm ngửa ngủ có thể tăng nguy cơ hóc. Tuy nhiên theo chuyên gia, cha mẹ không nên lo lắng về vấn đề này vì cấu tạo đường thở và phản xạ hầu của trẻ giúp phòng ngừa điều này xảy ra.
Độ tuổi an toàn để cho trẻ nằm sấp
Theo một số chuyên gia, bạn phải tiếp tục cho trẻ nằm ngửa ngủ cho đến khi được 1 tuổi. Trong trường hợp trẻ nằm sấp, bạn cần lật trẻ lại nằm ngửa.
Sau khi được 1 tuổi, các bé nhìn chung đã có thể tự ngồi mà không cần hỗ trợ, điều đó có nghĩa là hệ thống đầu và thân của trẻ đã được củng cố và trẻ có thể dễ dàng điều khiển chúng.
Vì vậy nếu trẻ cảm thấy bị ngạt hay khó thở, trẻ có thể dễ dàng lật về tư thế thoải mái.
(Theo Times of India)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết Tư thế ngủ nguy hiểm cho trẻ sơ sinh mà cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan tại chuyên mục Cha mẹ thông thái của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].