Từ tháng 4, COVID-19 vào danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội

Từ ngày 1/4/2023, người mắc COVID-19 phát sinh trong quá trình lao động sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội theo danh mục bệnh nghề nghiệp.

Bộ Y tế mới ban hành Thông tư 02/2023/TT-BYT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội.

Theo đó, Bộ Y tế nêu rõ bệnh COVID-19 được xem là một loại bệnh nghề nghiệp. Bệnh phát sinh trong quá trình lao động do người lao động phải tiếp xúc với vi rút SARS-CoV-2 có trong môi trường lao động.

Người lao động làm nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc với vi rút SARS-CoV-2 bao gồm:

- Người làm nghề, công việc tại cơ sở y tế.

- Người làm nghề, công việc trong phòng thí nghiệm, lấy mẫu, vận chuyển mẫu, xử lý, bảo quản và tiêu hủy mẫu có chứa vi rút SARS-CoV-2.

Từ ngày 1/4, người mắc COVID-19 phát sinh trong quá trình lao động sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội theo danh mục bệnh nghề nghiệp. Ảnh minh họa

Từ ngày 1/4, người mắc COVID-19 phát sinh trong quá trình lao động sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội theo danh mục bệnh nghề nghiệp. Ảnh minh họa

- Người làm nghề, công việc phòng chống dịch, phục vụ, cứu trợ người nhiễm vi rút SARS-CoV-2:

  • Người làm nghề, công việc trực tiếp trong khu cách ly tập trung, cách ly y tế tại nhà, cách ly y tế vùng có dịch, hỗ trợ chăm sóc người bệnh COVID-19 tại nhà;
  • Người vận chuyển, phục vụ người bệnh COVID-19;
  • Người vận chuyển, khâm liệm, bảo quản, hỏa táng, mai táng thi hài người bệnh COVID-19;
  • Người giám sát, điều tra, xác minh dịch COVID-19;
  • Nhân viên hải quan, ngoại giao, nhân viên làm công tác xuất nhập cảnh;
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng và viên chức quốc phòng;
  • Chiến sĩ, sĩ quan thuộc lực lượng công an;
  • Người làm nghề, công việc khác được cử tham gia phòng chống dịch COVID-19.

Thông tư 02 cũng nêu rõ, yếu tố gây bệnh được xác định như sau:

- Có tiếp xúc với vi rút SARS-CoV-2 trong môi trường lao động.

- Yếu tố gây bệnh được ghi nhận tại một trong các văn bản sau: Biên bản xác định tiếp xúc nghề nghiệp với vi rút SARS-CoV-2; Văn bản cử tham gia phòng chống dịch, phục vụ, cứu trợ người nhiễm vi rút SARS-CoV-2 do lãnh đạo đơn vị ký xác nhận, đóng dấu và các văn bản khác phù hợp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp; Biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính…

Thông tư 02/2023/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 1/4/2023.

An An

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính