Ông Raun K. Kaufman, con trai của Barry Neil Kaufman và Samahria Lyte Kaufman, từ 18 tháng tuổi đã bộc lộ sự bất thường về hành vi, trong cách giao tiếp, ứng xử… so với các bạn đồng trang lứa.
Cha mẹ của Raun nhanh chóng đưa con đến gặp nhà chuyên môn và họ nhận được thông báo: con trai họ mắc chứng tự kỷ điển hình, không thể nói và trí thông minh là dưới 30.
Như bao bậc cha mẹ khác, họ bị cuốn vào sự đau khổ, tự trách, buồn bã và vô số điều tiêu cực khác. Nhưng rồi họ nhanh chóng nhận ra những thứ đó không thể giúp cho con trai họ khác đi hay tốt hơn, và đồng thời họ không đồng ý đưa con trai vào bệnh viện tâm thần theo gợi ý của bác sĩ.
Điều mà Barry và Samahria làm là đưa con trai về nhà và tạo cho cậu bé một căn phòng thoải mái, an toàn. Sau đó, họ luôn suy nghĩ cần làm gì để giúp con, họ không từ bỏ cậu như là được khuyên, họ đặt tình thương con làm động lực và tin rằng con có thể khác đi.
Theo thời gian, bằng sự quan sát tỉ mỉ và cẩn thận, cha mẹ Raun tìm ra những khó khăn của Raun và cả ý nghĩa đằng sau những hành vi tưởng chừng vô nghĩa như vỗ tay, nhún nhảy, trượt lên xuống một nơi…
Họ dùng tất cả những điều đó để tạo ra những mục tiêu, kế hoạch để giúp Raun phát triển con người và khai thác những tiềm năng của Raun. Kết quả của sự nỗ lực là Raun có ngôn ngữ, đi học và còn học xong đại học. Phương pháp mà họ dùng cho Raun sau này có tên gọi chính thức là The Son Rise Program.
Bây giờ ông là diễn giả quốc tế, nhà văn, giáo viên và tốt nghiệp trường Đại học Brown của Ivy League với bằng Đạo đức Y sinh, Kaufman không có dấu vết về tình trạng cũ của mình (và là chủ đề của cuốn sách bán chạy nhất và bộ phim truyền hình NBC).
Ông đã viết các bài báo nổi bật trong các tạp chí như Autism File và Good Autism Practice và đã được phỏng vấn bởi các phương tiện truyền thông như Đài Phát thanh quốc gia, Truyền hình BBC, Kênh tin tức Fox, The Telegraph London, và Tạp chí People. Ông được trao giải "Người thuyết trình xuất sắc nhất" tại Hội nghị Quốc gia Tự kỷ.
Raun K. Kaufman là Giám đốc Giáo dục Toàn cầu và cựu Giám đốc điều hành của Trung tâm Điều trị Tự kỷ của Mỹ. Trong công việc của mình với các gia đình, trẻ em và các chuyên gia trên toàn thế giới, ông đã mang đến một bằng chứng đặc biệt cho lĩnh vực can thiệp chứng tự kỷ - bằng chính tiểu sử cá nhân của chính mình.
Với tất cả những điều thú vị và gây tò mò trong hành trình hồi phục của mình, lần đầu tiên Raun đến Việt Nam để nói cho mọi người biết về chứng tự kỷ của ông với khó khăn và cách vượt qua. Đồng thời sẽ thảo luận các chiến lược chính được sử dụng tại Trung tâm Điều trị Tự kỷ ở Mỹ và bởi cha mẹ của các trẻ em bị chứng tự kỷ ở hơn 80 quốc gia trên thế giới.
Nội dung của chương trình không chỉ dành cho đối tượng là phụ huynh của trẻ tự kỷ ở mọi lứa tuổi, mà còn dành cho cả các anh/chị phụ huynh của trẻ mắc hội chứng Asperger, PDD, và các rối loạn liên quan đến chậm phát triển khác.
Buổi hội thảo về “Hỗ trợ tự kỷ: Công cụ mới hỗ trợ cho gia đình người tự kỷ” sẽ được diễn ra vào ngày 7/10 tại Hà Nội, 10/10 tại Đà Nẵng và 12/10 tại Hồ Chí Minh trong năm 2018. Hội thảo do Công ty Cổ phần Những Người Bạn Lớn kết hợp với Trung tâm Điều trị Tự kỷ của Mỹ, Tổ chức Phi lợi nhuận EmbraceAutism Singapore đồng tổ chức.
Gia Đình MớiBạn đang xem bài viết Từ cậu bé tự kỷ trở thành Giám đốc điều hành Trung tâm Điều trị Tự kỷ của Mỹ tại chuyên mục Trẻ em của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].