Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Từ 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động được tính như thế nào?

Theo Bộ luật Lao động sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của lao động nam và nữ đều tăng theo lộ trình nam về hưu khi 62 tuổi, nữ về hưu khi 60 tuổi.

  Lao động nữ sẽ tăng tuổi hưu lên 60 tuổi năm 2035.

Lao động nữ sẽ tăng tuổi hưu lên 60 tuổi năm 2035.

Quốc hội khóa XIV vừa thông qua Luật Lao động sửa đổi, trong đó có điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu của lao động nam và lao động nữ. 

Cụ thể, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường sẽ tăng theo lộ trình từ 60 lên 62 tuổi với nam, và từ 55 lên 60 tuổi với nữ.

Việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động bắt đầu từ năm 2021, với nam là đủ 60 tuổi 3 tháng, với nữ là 55 tuổi 4 tháng; sau đó mỗi năm nam tăng thêm 3 tháng làm việc, nữ tăng thêm 4 tháng, cho tới khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.

Tuổi nghỉ hưu này áp dụng với lao động làm việc trong điều kiện bình thường.

Như vậy, lộ trình tăng tuổi hưu cụ thể của người lao động như sau:

  Độ tuổi nghỉ hưu cụ thể từ năm 2021.

Độ tuổi nghỉ hưu cụ thể từ năm 2021.

Từ năm 2021, lao động nam nghỉ hưu khi 60 tuổi 3 tháng. Lao động nữ nghỉ hưu khi 55 tuổi 4 tháng.

Năm 2022, lao động nam nghỉ hưu khi 60 tuổi 6 tháng. Lao động nữ nghỉ hưu khi 55 tuổi 8 tháng...

Cứ mỗi năm, lao động nam tăng thêm 3 tháng; lao động nữ tăng lên 4 tháng cho tới khi đủ 62 tuổi đối với nam (2028), nữ 60 tuổi (2035).

Luật Lao động sửa đổi cho phép người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt có quyền nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 5 so với tuổi trên (tức nam được làm tới 67 tuổi, nữ tới 65 tuổi). Điển hình như: Giảng viên, người nghiên cứu khoa học, bác sĩ, lãnh đạo các cơ quan…

Luật lao động sửa đổi cũng cho phép người lao động trong điều kiện làm việc năng nhọc, độc hại, nguy hiểm, vùng khó khăn… sẽ được nghỉ hưu trước tuổi trên 5 năm (tức nam được nghỉ khi đủ 57 tuổi, nữ đủ 55 tuổi).

Theo rà soát sơ bộ của Bộ LĐ-TB&XH, sẽ có hơn 1.810 ngành nghề với hơn 3 triệu lao động thuộc nhóm này, như: Công nhân hầm lò, hoá chất, dệt may, da giày, điện tử, cơ khí…

Tuy nhiên, Luật không đưa ra danh mục chi tiết các ngành nghề, lĩnh vực được nghỉ hưu muộn, hoặc nghỉ hưu trước tuổi, Chính phủ sẽ quy định chi tiết theo từng thời kỳ, điều kiện cụ thể.

V.Linh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính