Báo Điện tử Gia đình Mới

Trên đời có 3 kiểu người: Người nghèo giả vờ giàu, người giàu giả vờ nghèo và kiểu cuối cùng có phải khôn ngoan nhất hay không?

Chúng ta khó lòng có thể phân chia một cách minh bạch ai là người giàu, ai là người nghèo bởi vì trong cuộc sống, còn có 3 kiểu người sau đây.

Kiểu thứ 1: Người giàu giả nghèo

“Thấy người sang bắt quàng làm họ”, tâm lý này chính là lý do khiến nhiều người có điều kiện về tài chính phải tìm cách che giấu tài sản của mình. Động thái này không nhất thiết thể hiện tính cách ki bo, kẹt xỉ mà đơn giản là họ muốn né tránh những rắc rối không đáng có đến từ người thân, bạn bè hoặc thậm chí là những người xa lạ.

Nhiều người thích mượn danh “nhân nghĩa” để tiếp cận các cơ hội tiến thân, truy cầu sự trợ giúp. Nếu bạn có khả năng nhưng từ chối giúp đỡ, họ sẽ công khai lên án bằng “đạo đức con người”. Trên đời không thiếu những kẻ thích lợi dụng người khác như vậy.

Dù vậy, tiền bạc không phải món đồ từ trên trời rơi xuống, cuộc sống khấm khá không có nghĩa là bạn đương nhiên phải giúp đỡ những người xung quanh. Đồng tiền không dễ kiếm được thì càng phải cẩn trọng trong việc sử dụng.

Không phải tự nhiên mà người xưa thường nói, “Người sợ nổi tiếng, heo sợ mập”. Giữ im lặng đôi khi là cách họ tự bảo vệ mình.

Kiểu thứ hai: Người nghèo giả giàu

Trong khi nhiều người giàu tự bảo vệ mình bằng cách giả vờ nghèo thì tâm lý của kiểu thứ hai lại hoàn toàn ngược lại. Họ muốn che giấu sự tự ti, mặc cảm của bản thân nên luôn ra vẻ hào phóng, giàu sang.

Vô hình chung nhiều người “xấu hổ” vì cái nghèo. Tại sao lại như vậy? Vì họ cảm thấy không có thể diện, không đủ hư vinh, đặc biệt là trước mặt người ngoài.

Họ thích “ra vẻ giàu có” để tăng thể diện, nhưng vô tình lại mua khổ vào người. Cảm giác hư vinh phù phiếm nhất thời khiến họ tưởng rằng, mình rất được tôn trọng. Thực chất, bản chất đằng sau chỉ có sự tự ti và mặc cảm. Khoác lên người tấm áo “giàu sang” giúp họ bảo vệ lòng tự trọng của mình.

hs1

Kiểu thứ ba: Giàu hay nghèo đều là trời cho, quan trọng nhất là sống tự tại

Bên cạnh 2 kiểu người trên, còn có những đối tượng có thể nghèo, có thể giàu, cũng có thể chẳng nghèo chẳng giàu, nhưng họ vẫn sống đầy tự tại. Thay vì mong đợi sự tôn trọng của người khác, họ tự tôn trọng đời sống thực của bản thân trước tiên. Họ biết rõ giá trị của bản thân nằm ở đâu, chứ không cần “vay mượn” bất cứ vỏ bọc nào.

Giống như câu chuyện về một chàng thanh niên trẻ muốn biết cách sống vui vẻ, không phải bận lòng vì ưu sầu, phiền não, bèn hỏi một vị thiền sư già.

Vị thiền sư giải đáp: “Nếu cậu làm được 4 điều này thì có thể buông hết muộn phiền, còn khó hay không, là tùy ở cậu. Đó chính là: Đặt mình là người khác, đặt người khác là mình, đặt mình là mình, đặt người khác là người khác.”

Phải mất một thời gian rất dài về sau, khi chàng thanh niên đã trở thành một người trung niên nếm trải sự đời, anh mới nhận ra ý nghĩa đằng sau 4 điều đó.

Thứ nhất, đặt mình là người khác để thấu hiểu.

Thứ hai, đặt người khác là mình để từ bi.

Thứ ba, đặt mình là mình để tự tại.

Thứ tư, đặt người khác là người khác để trí tuệ.

Cách sống giá trị và khôn ngoan nhất chính là sống cuộc đời của chính mình.

Tuệ Nhi /giadinhmoi.vn

Tin liên quan

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO