Trẻ rụng hết răng, mủn xương hàm… do mẹ chăm quá kỹ khi bị bệnh

Khi trẻ bị ốm, sốt, mắc một số bệnh cần kiêng tắm rửa như sởi, sốt… nhiều phụ huynh giữ quan điểm giữ con thật kỹ tránh nước, tránh gió. Tuy nhiên, cách chăm sóc đó hoàn toàn phản khoa học.

  Một trong số bệnh nhân hiếm hoi bị mắc cam tẩu mã ở Việt Nam với khuôn mặt gần như biến dạng do không chạy chữa

Một trong số bệnh nhân hiếm hoi bị mắc cam tẩu mã ở Việt Nam với khuôn mặt gần như biến dạng do không chạy chữa

PGS.TS Bùi Vũ Huy, Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương chia sẻ, bác sĩ từng chứng kiến một trường hợp bệnh nhi bị rụng gần như hết hàm răng, chỉ còn trơ lưỡi… sau khi mắc bệnh Sởi. Sau đó, bệnh nhân được chỉ định cho đi kiểm tra răng hàm mặt, tai mũi họng.

Sáng hôm sau khi kiểm tra miệng của bệnh nhân, bác sĩ đụng đến đâu là xương hàm bệnh nhi mủn đến đó, kéo đến tận xương quai hàm, chỉ còn trơ mỗi lưỡi.

Theo bác sĩ, người nhà bệnh nhân khi biết con mắc Sởi, vì kém hiểu biết nên chăm sóc con bằng việc kiêng tắm rửa, vệ sinh… Chính điều đó đã tạo điều kiện cho hàng loạt vi khuẩn phát triển, tấn công cơ thể trẻ. 

“Hiện tại nguyên nhân chính xác gây bệnh vẫn chưa được tìm ra. Với bệnh nhi kể trên, kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhi bị “cam tẩu mã” do vi khuẩn fussobacterium, prevotella…. gây ra  khi cơ thể suy giảm miễn dịch, cộng thêm thiếu dinh dưỡng, vệ sinh răng miệng kém”, PGS. TS Bùi Vũ Huy cho biết thêm. 

  PGS. TS Bùi Vũ Huy, Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

PGS. TS Bùi Vũ Huy, Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Bác sĩ chia sẻ, cái tên “cam tẩu mã” nói rất rõ bản chất của bệnh là diễn biến vô cùng nhanh, bệnh nhân mắc bệnh này thường ở trên nền một loại bệnh khác, không được chăm sóc sạch sẽ, ăn uống thiếu dưỡng chất. 

Trẻ em suy dinh dưỡng mãn tính, bệnh nhân sau khi mắc sởi, bạch cầu, thương hàn.., những người sống trong môi trường kém chất lượng đều có thể trở thành nạn nhân của căn bệnh này.

Thông thường, biểu hiện của bệnh nhân có tình trạng nướu sưng, dần có chảy máu chân răng, miệng rất hôi. Nếu không được vệ sinh, can thiệp kịp thời, trẻ sẽ diễn tiến thành viêm loét, hoại tử, mùi hôi tăng dần, nưới chuyển màu. Cuối cùng, bệnh phá huỷ toàn bộ mô, xương.

Đôi khi cam tiểu mã cũng ảnh hưởng và lây sang các bộ phận sinh dục.

Theo bác sĩ Bùi Vũ Huy, bệnh này có tỉ lệ tử vong của bệnh này rất cao, nhưng cũng không phải là không có cách chữa trị. Nếu bệnh nhận được phát hiện và điều trị kịp thời, khả năng sống sót cũng như những biến dạng mặt cũng được ngăn chặn phần nào.

Một phần khi mắc bệnh, bệnh nhân cần chủ động đến cơ sở y tế để được bác sĩ điều trị thì cần dự phòng bằng việc, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, không kiêng kỹ khi ốm. 

Hồng Ngọc

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính