Trào lưu mới: Bôi nước tiểu làm đẹp, uống nước tiểu giảm cân

Sử dụng nước tiểu chính bản thân để làm đẹp đang là trào lưu ở nhiều nước trên Thế giới và bắt đầu nhen nhóm đến Việt Nam. Thực hư hiệu quả phương pháp này như thế nào, cùng nghe chuyên gia đánh giá.

Thời gian gần đây, mạng xã hội rộ lên thông tin về một phương pháp làm đẹp, đó là giảm cân và làm đẹp da bằng nước tiểu. 

Theo chia sẻ, phương pháp này được cho là có tác dụng làm da sạch hơn đồng thời giúp làm se khít lỗ chân lông, ngoài ra còn có thể điều trị bệnh vảy nến, eczema và mụn trứng cá. 

Những người thử phương pháp làm đẹp này khẳng định ure và axit uric có trong nước tiểu có rất nhiều tác dụng, từ làm sạch tế bào chết đến giúp cơ thể hấp thu những chất còn sót lại trong nước tiểu. 

Trào lưu mới: Bôi nước tiểu làm đẹp, uống nước tiểu giảm cân 0

Tuy nhiên, tất cả những điều này không thuyết phục được các chuyên gia và những người từng thử nghiệm mà chưa đạt được kết quả như mong muốn. 

Một chuyên gia da liễu Mỹ cho biết, trong nước tiểu có 95% là nước, 5% là ure và các chất khác. Urê có thể hòa tan các chất sừng trên da, loại bỏ các chai sạn và cho da mịn màng hơn. Tuy nhiên, thành phần ure có trong các loại kem dưỡng là 10-15% nhưng trong nước tiểu chỉ có chưa đến 5%. Nếu tin vào tác dụng của ure, người dùng có thể tìm mua các sản phẩm dưỡng da có chứa ure. 

Ths.BS Nguyễn Thế Lương, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Thận Hà Nội cũng bày tỏ sự lo ngại về cách làm đẹp không hợp vệ sinh này bởi nước tiểu có mùi hôi và có thể gây ra phản ứng, rủi ro.

Trên lý thuyết, nước tiểu là vô trùng nhưng trong nước tiểu vẫn có chứa một lượng vi khuẩn nhất định, kể cả khi không bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Chưa kể, nếu người nào bị mụn mà bôi trực tiếp nước tiểu lên da mặt còn có thể gây viêm da, kích ứng da mặt.

Về thông tin có thể uống nước tiểu giảm cân, BS. Nguyễn Thế Lương cũng khẳng định, phương pháp này hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Nước tiểu vốn là những chất cặn bã cơ thể đào thải ra ngoài thì không thể có tác dụng giảm cân như nhiều người kỳ vọng:

Trước tình trạng học theo “trào lưu” quá phổ biến như hiện nay, kể cả về việc làm đẹp… các bác sĩ khuyến cáo người người dân tuyệt đối không nên tin và làm theo khi các phương pháp này không có cơ sở khoa học chứng minh, không được các bác sĩ chỉ định. Bởi nguy cơ có thể rước họa vào thân là khó tránh khỏi.

Hồng Ngọc

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính