Trầm cảm cười: Mối đe dọa sau nụ cười và vẻ ngoài luôn tỏ ra hạnh phúc

Bạn đã bao giờ nghe tới chứng trầm cảm cười? Dưới đây sẽ là tất cả thông tin về chứng trầm cảm này, dấu hiệu và cách giúp đỡ ai đó mắc trầm cảm cười.

  Trầm cảm cười: Mối đe dọa ẩn sau nụ cười

Trầm cảm cười: Mối đe dọa ẩn sau nụ cười

Trầm cảm cười là gì?

Trầm cảm cười là một loại trầm cảm mà người bệnh luôn tỏ ra hạnh phúc và đối xử tốt với mọi người.

Những người mắc chứng trầm cảm cười thường sống cuộc sống xã hội năng động, có gia đình, bạn bè và công việc, họ trông thành công, khá hạnh phúc. 

Đôi khi những người mắc bệnh không nhận ra căn bệnh của mình, vì vậy họ không tìm kiếm bất kỳ sự giúp đỡ nào.

Những người này bề ngoài có vẻ rất năng động và nhiệt tình, nhưng đằng sau cánh cửa đóng kín họ có thể cảm thấy vô giá trị và tuyệt vọng. Bạn không bao giờ biết những gì ẩn giấu đằng sau gương mặt hạnh phúc ấy.

Không có dấu hiệu báo động rõ ràng về trầm cảm cười

Trầm cảm cười: Mối đe dọa sau nụ cười và vẻ ngoài luôn tỏ ra hạnh phúc 1

Trầm cảm cười không có bất kỳ dấu hiệu rõ ràng nào ngoài nỗi buồn kéo dài hoặc cảm giác “dường như có gì đó không ổn”.

Đó là lý do tại sao trong một số trường hợp, những người bị trầm cảm cười không biết rằng họ đang mắc bệnh, hoặc họ phủ nhận việc mắc bệnh vì họ nghĩ rằng họ vẫn ổn trong cuộc sống và họ không thực sự buồn.

Dù vậy, các chuyên gia đã chỉ ra được các dấu hiệu trầm cảm cười thường gặp nhất bao gồm:

  • Giảm hứng thú với sở thích và hoạt động mà người đó từng yêu thích.
  • Thay đổi cân nặng và khẩu vị.
  • Mệt mỏi và mất tập trung.
  • Mất ngủ.
  • Suy nghĩ về các tình huống tiêu cực lặp đi lặp lại.
  • Hạnh phúc một cách ép buộc và không tự nhiên.

Những cách chữa trị cho người bị trầm cảm cười

Trầm cảm cười: Mối đe dọa sau nụ cười và vẻ ngoài luôn tỏ ra hạnh phúc 2
  • Giúp họ nhận ra vấn đề

Nhiều người không muốn thừa nhận rằng họ bị trầm cảm, vì họ sợ có vẻ yếu đuối. Hãy cho họ biết bạn yêu thương và ủng hộ họ, bất kể điều gì xảy ra.

  • Hãy là một người lắng nghe tốt

Điều đó có nghĩa là, bạn nên chủ động lắng nghe người bạn muốn giúp đỡ, để họ cảm thấy bạn nghe và hiểu những gì họ đang nói.

  • Đừng chỉ nói rằng mọi thứ sẽ ổn thôi

Cố gắng cùng nhau suy nghĩ về những bước có thể được thực hiện để đối phó với tình huống và đề nghị giúp đỡ nếu bạn cảm thấy mình có thể làm gì đó. Đừng chỉ an ủi bằng câu "mọi thứ sẽ ổn thôi".

  • Giúp họ tăng cường lòng tự trọng

Một số chuyên gia cho rằng lòng tự trọng của chúng ta là hệ thống miễn dịch cảm xúc và khi nó bị phá vỡ, chúng ta bắt đầu cảm thấy thấp thỏm và chán nản.

Cố gắng giúp bạn bè hoặc người thân của bạn tìm thấy một hoạt động hoặc dự án có ý nghĩa có thể giúp họ cảm thấy hiệu quả và thành công trở lại.

  • Quan tâm nhiều hơn đến những người bạn yêu thương

Gọi cho bạn bè và gia đình của bạn bất cứ khi nào bạn nghĩ về họ, hỏi họ xem họ đang làm gì và không hài lòng với điều gì.

  • Giúp họ hành động bình thường

Hãy cố gắng khuyến khích người đang bị trầm cảm cười làm tất cả những việc mà một người khỏe mạnh làm. Họ có thể mua sắm, đi xem phim hoặc chạy bộ trong công viên mỗi sáng.

Trầm cảm cười: Mối đe dọa sau nụ cười và vẻ ngoài luôn tỏ ra hạnh phúc 3
  • Đề nghị họ tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh hơn và bắt đầu tập thể dục

Những người bị trầm cảm có thể cảm thấy khó khăn khi đến phòng tập thể dục, nhưng tập thể dục tại nhà có thể tốt cho họ.

Các chuyên gia tin rằng một số loại trầm cảm có thể do thiếu một số yếu tố trong cơ thể chúng ta (ví dụ như serotonin hoặc vitamin D), và sự thiếu hụt này thường có thể được khắc phục với sự trợ giúp của chế độ ăn uống lành mạnh.

  • Đề nghị thử trị liệu và điều trị y tế

Có thể cực kỳ khó để tự mình phá vỡ chu kỳ trầm cảm. Một nhà trị liệu có thể  giúp bạn bè hoặc người thân của bạn chống trầm cảm nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Hãy để người thân của bạn hiểu rằng không có gì sai khi tìm kiếm sự giúp đỡ: điều đó không có gì đáng xấu hổ và nó không làm cho họ yếu đuối hơn.

Ngọc Diệp

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính