TP.HCM: Hơn 2.400 ca mắc sốt xuất huyết trong một tuần, 2 quận huyện tăng đáng báo động

Chỉ trong vòng 1 tuần, TP.HCM đã ghi nhận thêm 2.428 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 158 ca so với trung bình 4 tuần trước. Cũng trong tuần qua đã có thêm 1 người qua đời vì bệnh, nâng tổng số ca tử vong lên 11 người.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM thông tin, trong tuần qua, TP.HCM ghi nhận 175 ổ dịch sốt xuất huyết mới, phát sinh ở 98 phường, xã thuộc 19/22 quận huyện, thành phố Thủ Đức; tăng 1 ổ dịch mới so với tuần 25 (136 ổ dịch).

Tính đến nay, TP.HCM ghi nhận 21.750 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 181,5% với cùng kỳ năm 2021 là 7.726 ca.

Trong số đó có 346 ca mắc sốt xuất huyết nặng, tỷ lệ ca nặng trên tổng số ca mắc sốt xuất huyết đến tuần 26 là 1,6% (346/21.750) tăng hơn 3,7 lần so với cùng kỳ năm 2021 là 0,4% (33/7.726).

  Từ đầu năm đến nay, TP.HCM đã có 11 người qua đời vì sốt xuất huyết. Ảnh minh họa

Từ đầu năm đến nay, TP.HCM đã có 11 người qua đời vì sốt xuất huyết. Ảnh minh họa

Đáng chú ý, chỉ riêng trong tuần 26 (từ ngày 24/06/2022 đến 30/06/2022), Thành phố ghi nhận 2.428 ca bệnh sốt xuất huyết, tăng 158 ca (6,9%) so với trung bình 4 tuần trước.

Những quận huyện có số ca bệnh tăng báo động so với trung bình 4 tuần trước là huyện Cần Giờ và Nhà Bè.

Trong tuần cũng ghi nhận thêm 1 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết. Như vậy, số ca tử vong do sốt xuất huyết tại TP.HCM từ đầu năm đến nay là 11 trường hợp.

Trước tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp, ngành y tế TP.HCM khuyến cáo một số biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết:

- Dành 10 - 15 phút mỗi tuần để dọn dẹp nơi mình làm việc, sinh sống, từ trong nhà đến xung quanh nhà, không để đọng nước làm phát sinh lăng quăng, muỗi như: lật úp các xô, lọ, chai cũ không dùng đến; cọ rửa và thay nước lọ hoa, chén nước cúng ít nhất 01 lần/tuần, dọn dẹp mái hiên, nóc nhà, máng xối,…

- Đậy kín lu, hồ, phuy chứa nước khi không dùng đến để tránh muỗi đẻ trứng và phát sinh lăng quăng, muỗi.

- Đối với những nơi chứa nước không dùng để uống, sinh hoạt có thể thả cá để diệt lăng quăng.

- Sử dụng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem thoa xua muỗi, mặc áo quần dài tay,… và ngủ màn kể cả ban ngày để phòng tránh muỗi đốt.

- Tích cực phối hợp ngành y tế trong các chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy và các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

- Trong trường hợp bị sốt hoặc nghi ngờ mắc bệnh phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn điều trị và không tự ý điều trị tại nhà.

An An

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính