1. Thực hiện một số bài tập ngón chân
Các bài tập giãn cơ sẽ giúp bạn thả lỏng cơ thể và thoát khỏi căng thẳng. Cách thực hiện:
- Co hai bàn chân lại rồi từ từ thả lỏng.
- Cuộn các ngón chân lại, giữ 10 giây rồi thả lỏng về vị trí bình thường.
2. Cho thú cưng ra khỏi giường ngủ
Ngủ với thú cưng có thể vừa tốt, vừa xấu.
Một nghiên cứu chỉ ra ngủ với vật nuôi giúp giảm căng thẳng, nhưng một nghiên cứu khác cũng đề cập nó có thể gián đoạn giấc ngủ của chúng ta. Điều này phụ thuộc vào việc thú cưng của bạn có ngủ yên hay không.
Ngoài ra người bị dị ứng tốt nhất không nên để thú cưng ngủ trên giường.
3. Đọc sách thay vì em điện thoại
Melatonin là một loại hormone cần thiết để bạn trở lại giấc ngủ. Nếu bạn thức giấn lúc nửa đêm, bạn có thể thiếu melatonin.
Sử dụng điện thoại sẽ không làm tăng mức độ melatonin mà còn làm giảm xuống do ánh sáng từ màn hình, khiến bạn không thể ngủ trở lại.
Bạn nên để điện thoại ngoài phòng ngủ.
Ngoài ra bạn có thể thử đọc sách để ngủ trở lại. Mặc dù bạn phải bật đèn nhưng những dòng chữ trên giấy sẽ khiến bạn buồn ngủ hơn là xem điện thoại.
Nếu cuốn sách bạn đọc không thú vị lắm với bạn, bạn sẽ càng buồn ngủ nhanh hơn.
4. Tắm nước ấm hoặc nước lạnh
Nhiều bác sĩ khuyên bạn nên tắm khoảng 1 giờ trước khi đi ngủ.
Điều này là do để cảm thấy buồn ngủ thì nhiệt độ của cơ thể chúng ta cần phải giảm xuống.
Vì vậy, nếu bạn tắm ngay trước khi đi ngủ, cơ thể bạn sẽ cảm thấy tràn đầy sinh lực và không sẵn sàng đi ngủ.
Đôi khi chúng ta tỉnh giấc giữa đêm vì thấy quá nóng. Tắm nước ấm hoặc nước lạnh sẽ giúp chúng ta hạ nhiệt cơ thể và giải tỏa tâm trí, giúp chúng ta đi vào giấc ngủ nhanh hơn.
5. Ngửi mùi hoa oải hương hoặc uống trà oải hương
Hoa oải hương (lavender) đã được chứng minh có tác dụng cải thiện chứng mất ngủ và có tác dụng cho những người khó ngủ.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ cần 6 -8 giọt dầu oải hương có thể cải thiện cả chất lượng và thời gian của giấc ngủ mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào.
Ngoài tinh dầu bạn có thể trồng cây oải hương trong phòng ngủ để luôn có hương thơm dễ chịu.
Bạn cũng có thể uống trà oải hương, có tác dụng giảm nhịp tim.
6. Đi tất
Tất có khả năng làm giãn mạch máu ở bàn chân của chúng ta và truyền hơi ấm đến phần còn lại của cơ thể.
Một nghiên cứu nhỏ cho thấy rằng đi tất khi ngủ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và thời gian của nó.
Tuy nhiên, không phải bất kỳ đôi tất nào cũng giúp bạn có một giấc ngủ ngon.
Đừng mang tất quá chật vì sẽ cản trở lưu thông máu.
Tất len cashmere và len merino được cho là tốt nhất để làm ấm đôi chân và đồng thời tạo cho bạn cảm giác thoải mái.
7. Đứng dậy và làm việc gì đó sau 20 phút
Nếu bạn đã nằm trên giường 20 phút sau khi tỉnh giấc giữa đêm và không thể ngủ lại, thay vì tiếp tục ngồi trên giường, bạn có thể đứng dậy và đi sang căn phòng khác.
Hãy ra ngồi sô pha và làm việc gì đó giúp bạn thư giãn.
Nghe nhạc hoặc đọc sách là những lựa chọn tốt, nhưng quan trọng nhất là bạn hãy rời khỏi giường ngủ và đi sang phòng khác.
Nếu bạn cứ nằm trên giường, tâm trí của bạn sẽ vẫn bị mắc kẹt trong trạng thái tỉnh táo và không thể thoát khỏi nó.
Ngoài ra, bạn nên tránh làm những điều gây căng thẳng, như chuyện công việc, tài chính.
Bạn sẽ có nhiều thời gian để giải quyết những việc này vào buổi sáng.
(Theo Bright Side)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết Tỉnh giấc giữa đêm: 7 mẹo giúp bạn trở lại giấc ngủ nhanh và đơn giản nhất tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].