1. Ngủ sàn có thể giảm đau lưng
Ngủ trên bề mặt cứng, phẳng tốt cho lưng và có thể giúp bạn thoát khỏi những cơn đau kéo dài nhiều năm.
Mặc dù ngủ trên giường đệm êm ái sẽ khiến bạn thấy thoải mái nhưng sau một thời gian sử dụng, đệm có thể bị lún xuống, làm cột sống bị cong và dẫn đến đau lưng.
Ngủ trên sàn giúp cột sống thẳng, ngăn cơ thể ở tư thế cong vẹo không tự nhiên.
2. Ngủ sàn giúp cải thiện tư thế
Nếu bạn ngủ đúng tư thế và cột sống được hỗ trợ thích hợp, bạn sẽ dễ dàng giữ thẳng lưng, cải thiện dáng đi đứng hơn.
Ngủ trên sàn có thể giúp bạn sửa chữa tư thế vì khi không bị đau lưng, bạn sẽ không còn phải chùng lưng nữa.
3. Ngủ sàn có thể cải thiện tuần hoàn máu
Ngủ trên sàn có thể giúp tăng cường lưu lượng máu do trọng lượng được phân bổ đều, giảm áp lực cho các bộ phận của cơ thể.
Ngủ ở tư thế tự nhiên cũng giúp tránh tê bì do tuần hoàn máu kém.
4. Ngủ sàn giúp bạn thức dậy đúng giờ
Nếu bạn cảm thấy khó rời khỏi chăn đệm thoải mái để thức dậy thì ngủ sàn có thể giúp bạn giải quyết tình trạng này.
Khi bạn ngủ trên sàn, bạn nhận được giấc ngủ chất lượng nhưng không quá thoải mái đến mức muốn nằm đó cả ngày.
5. Ngủ sàn tiết kiệm chi phí
Ngủ trên sàn cũng có thể giúp bạn tiết kiệm chi phí giường đệm.
Những đối tượng không nên ngủ trên sàn
Dù có nhiều lợi ích song một số trường hợp không nên ngủ trên sàn như:
- Người bị dị ứng: Do sàn nhà tích tụ nhiều bụi bẩn nên người dễ dị ứng có thể bị ho, chảy nước mũi nếu ngủ trên sàn.
- Người bị bệnh xương khớp: Nếu bạn bị bệnh xương khớp nghiêm trọng, ngủ sàn có thể gây hại hơn lợi vì nó tăng áp lực lên các khớp.
- Người già: Khả năng vận động giảm dần theo tuổi tác nên người già có thể gặp khó khăn khi nằm xuống, đứng lên.
- Người dễ bị lạnh: Nếu bạn là người dễ bị lạnh, tốt nhất bạn nên tránh ngủ trên sàn vì có thể làm bạn lạnh hơn.
(Theo Bright Side)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết Vì sao người Nhật thường ngủ trên sàn và 5 lý do bạn nên thử tại chuyên mục Kỹ năng sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].