Trong buổi chia sẻ gần đây, chúng tôi đã có dịp được trò chuyện với chị Nga và lắng nghe chị chia sẻ về câu chuyện của con mình. Cũng như các bà mẹ trẻ khác, lần đầu nuôi con chị Nga lao đao mỗi khi con bị ốm.
Chị kể: “Bé Na nhà chị từ nhỏ đã hay ốm vặt, bình thường 3-4 ngày là khỏi. Nhưng đợt tháng 10 năm ngoái, bé chị bị nặng, sốt cao liên tục phải nhập viện điều trị, bác sĩ cho kháng sinh bảy ngày liền. Vừa đỡ thì bé lại bị tiêu chảy, đi toàn phân nước, rồi gầy tọp hẳn đi, vợ chồng chị phát khóc vì thương con.
Bà mẹ trẻ ám ảnh kháng sinh đến nỗi mỗi lần con ốm là chị phải làm đủ xét nghiệm, chụp chiếu mới dám mua thuốc cho con. Chị sợ con lại bị nặng, lại phải dùng kháng sinh dài ngày, bé lại bị tiêu chảy nặng hơn.
Vòng tròn luẩn quẩn Kháng sinh - Tiêu chảy - Giảm sức đề kháng
Không ai phủ nhận được vai trò của kháng sinh trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Tuy nhiên với hệ miễn dịch non yếu của trẻ, việc sử dụng các kháng sinh mạnh, liều cao kéo dài rất dễ gây ra tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Bình thường trong đường ruột luôn tồn tại một quần thể vi khuẩn lành tính với nhiều loài khác nhau và các vi khuẩn này luôn duy trì ở thế cân bằng. Và kháng sinh là một chất mà ngay ở nồng độ thấp nhất cũng có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
Vì thế, khi dùng kháng sinh kéo dài, một số chủng vi khuẩn có lợi sẽ bị ảnh hưởng. Các vi khuẩn có hại lại ít bị ảnh hưởng hơn do nhiều chủng trong số chúng có khả năng kháng kháng sinh rất mạnh.
Kết quả là thế cân bằng này bị phá vỡ tạo điều kiện cho nhóm vi khuẩn có hại phát triển, lan tràn, tiết ra độc tố làm tổn thương niêm mạc ruột, dẫn tới chứng tiêu chảy và viêm ruột do kháng sinh, đặc biệt là ở trẻ nhỏ khi hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện.
Bên cạnh đó, sự mất cân bằng này còn gây ra sự teo niêm mạc và không phát triển các tế bào miễn dịch cũng như giảm tiết các kháng thể đặc biệt là các Immunoglobin A (Ig A). Từ đó, sức đề kháng suy giảm lại tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân có hại tấn công và cứ thế lại một vòng tròn luẩn quẩn không hồi kết.
Giải pháp hỗ trợ điều trị tiêu chảy do kháng sinh từ men vi sinh
Không chỉ riêng chị Nga, nhiều bà mẹ khác cũng đã và đang gặp trường hợp tương tự. Vậy nên để “cắt đứt” vòng tròn luẩn quẩn này, việc kết hợp sử dụng men vi sinh trong phác đồ điều trị với kháng sinh dài ngày cho trẻ là biện pháp mới hiệu quả được nhiều bác sĩ khuyên dùng.
Hiện nay, một số chủng lợi khuẩn như Bacillus clausii được nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra có hiệu quả vượt trội trong dự phòng và hỗ trợ điều trị tiêu chảy liên quan đến kháng sinh.
Bacillus Clausii có đầy đủ tác dụng điều trị các bệnh lý về đường ruột, rối loạn tiêu hoá nhờ hoạt động tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, gia tăng số lượng lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Cùng với sức sống mạnh mẽ và khả năng tạo bào tử, Bacillus clausii tồn tại được ở nhiệt độ cao, môi trường acid dạ dày và ngay cả khi có mặt của kháng sinh đường uống như Ampicillin, Cephalosporin, Erythromycin, Lincomycin… Chính vì vậy mà chúng luôn được ưu tiên sử dụng kèm với kháng sinh.
Ngoài ra khi đi đến ruột non, bào tử Bacillus clausii còn sản sinh ra các men tiêu hóa như Amylase, Protease giúp cải thiện tiêu hoá và hấp thu dinh dưỡng. Đồng thời lợi khuẩn này còn kích thích cơ thể tổng hợp kháng thể, tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên chống lại tác nhân gây hại. Nhờ đó, bụng bé được khỏe mạnh, vững vàng đối phó với các vấn đề của rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy do kháng sinh gây ra.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dạng men vi sinh, nhưng việc lựa chọn được loại men hiệu quả và an toàn rất cần thiết. Với công thức chứa 2 tỷ bào tử thuần chủng Bacillus clausii, Progermila là giải pháp giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột mà không cần phải chờ đợi đến khi kết thúc đợt điều trị bằng kháng sinh. Để tìm hiểu thêm về Progermila, hãy truy cập tại đây: https://progermila.vn/
Yến AnhBạn đang xem bài viết Tiêu chảy do sử dụng kháng sinh - Nỗi ám ảnh của mẹ bỉm Việt tại chuyên mục Nhịp sống Gia Đình của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].