Dự án này có tên là Project Recode (tạm dịch: Dự án mã hóa lại), với tham vọng giải mã bộ gen của con người để tổng hợp một tế bào người có khả năng chống lại virus.
Kế hoạch mới này là một sự thay đổi từ Genome Project-Write, với mục đích là viết lại toàn bộ hệ gen của con người. Do không thể có đủ 100 triệu đô la cần thiết để thực hiện dự án, các nhà khoa học quyết định giảm quy mô để đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, việc giải mã bộ gen để tạo ra một tế bào người kháng virus thì hoàn toàn không phải một thành công nhỏ.
Để tạo ra một tế bào không có virus, các nhà khoa học có kế hoạch nhắm vào các codon trong ADN của chúng ta. Đây là những nucleotide, đơn vị cấu trúc cơ bản của ADN, điều khiển sự kết hợp của các protein.
Dự án cho rằng việc loại bỏ các codon dư thừa sẽ ngăn chặn virus sử dụng các codon này để tập hợp các protein của chúng, do đó làm cho tế bào kháng virus. Dựa trên những kết quả đã đạt được, tham vọng này là hoàn toàn có cơ sở.
“Ý tưởng là phát triển các công nghệ để thực hiện dự án rất nhanh chóng và dễ dàng bằng cách sử dụng nhiều kỹ thuật chỉnh sửa và tổng hợp gen”, Harris Wang, một nhà sinh vật học tổng hợp tại Trung tâm Y tế Đại học Columbia, New York, cho biết. Ông cũng là thành viên của ủy ban điều hành khoa học của Genome Project-Write.
Mặc dù mục tiêu cuối cùng chỉ đơn giản là để mã hóa lại ADN, không tạo ra một sản phẩm cụ thể, nhưng nếu hoàn thành, thành tích này sẽ mở ra cánh cửa cho nhiều tiến bộ sức khỏe. Các nhà khoa học có thể sản xuất nhiều loại thuốc, vắc xin an toàn hơn. Họ cũng có tham vọng tác động vào hệ ADN của con người từ đó điều trị các bệnh thoái hóa thần kinh, thậm chí là ung thư.
Phương PhươngBạn đang xem bài viết Tế bào ‘siêu nhân’ có khả năng kháng lại mọi virus: tương lai gần của công nghệ sinh học tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].