Tại sao nên cúng rằm tháng 7 trước ngày 15?

Theo quan niệm dân gian, các gia đình nên làm lễ cúng trước ngày 15 âm lịch, vậy vì sao có tục này?

  Tại sao cúng rằm tháng 7 trước ngày 15 âm lịch?

Tại sao cúng rằm tháng 7 trước ngày 15 âm lịch?

Vì sao phải cúng rằm tháng 7 trước ngày 15 âm lịch?

Theo quan niệm của người Việt từ bao đời, vào dịp rằm tháng 7, các gia đình không làm lễ cúng vào ngày chính mà thường cúng trước. Thời gian thích hợp làm lễ cúng rằm thường bắt đầu từ ngày 2/7 âm lịch cho đến ngày 14/7 âm lịch mà không cần lựa chọn ngày đẹp - xấu.

Vậy tại sao lại có tục này?

Theo ông Vũ Thế Khanh - Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ tin học ứng dụng UIA chia sẻ trên Dân Trí, việc cúng rằm trước ngày 15 bắt nguồn từ truyền thuyết dân gian.

Người xưa cho rằng, ngày 15/7 là thời gian giới hạn của việc mở cửa địa ngục, vì thế nếu cúng sau ngày này thì người âm không nhận được đồ nữa.

Một số tài liệu cũng ghi lại, trong tháng 7 âm lịch, Diêm Vương sẽ mở cửa địa ngục từ ngày mùng 2 đến ngày 14. Trong khoảng thời gian này, các vong hồn sẽ trở về dương giới và thọ hưởng lễ vật mà người dân cúng tế.

Sang ngày 15, nếu gia đình cúng tế muộn thì người đã khuất rất khó để trở về hoặc không thể nhận được lễ vật. 

Chính vì điều này mà người Việt sẽ làm lễ cúng rằm tháng 7 trước ngày 15.

Tại sao nên cúng rằm tháng 7 trước ngày 15? 1

Lễ vật cúng rằm tháng 7 gồm những gì?

Tùy theo quan niệm của từng vùng miền, địa phương mà lễ vật cúng rằm sẽ khác nhau. Tuy nhiên, đa số các gia đình sẽ sắm 3 mâm lễ: Lễ cúng thần Phật, lễ cúng gia tiên và lễ cúng cô hồn.

Xem thêm bài viết, gợi ý mâm cúng rằm tháng 7 đủ đầy, chuẩn phong tục nhất để biết rõ hơn về cách chuẩn bị lễ vật cúng rằm.

Văn khấn cúng rằm tháng 7 đúng phong tục

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

Con kính lạy tổ tiên nội ngoại và chư vị Hương linh.

Tín chủ chúng con là….

Ngụ tại….

Hôm nay là ngày Rằm tháng Bảy năm…. Nhân gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung Nguyên, chúng con nhớ đến tổ tiên ông bà cha mẹ đã sinh thành ra chúng con gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức.

Chúng con cảm nghĩ ơn đức cù lao khôn báo , cảm công trời biển khó đền nên tín chủ con sửa sang lễ vật, hương hoa, trà quả, kim ngân vàng bạc, thắp nén tâm hương, thành kính lên các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao tằng Tổ Tỷ, Bá Thúc Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội và tất cả các hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ….

Cúi xin các vị thương xót cháu con, linh thiêng hiện về, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu khỏe mạnh bình an, lộc tài vượng tiến, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long, hướng về chính giáo.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật ( 3 lần)

 
Thanh Hương

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính