Học thêm có thực sự hiệu quả?
Liệu có phải muốn giỏi là phải đi học thêm, để tiếp thu tốt thì phải học với thầy cô nổi tiếng và bất chấp thời gian.
Học chính khóa, học thêm khiến thời gian biểu chằng chịt, chưa chắc việc học thêm có thể giúp các bạn học sinh tiến bộ. Lịch học dày đặc khiến nhiều bạn khó mệt mỏi và không thể tập trung học tập hiệu quả.
Bạn Quốc Huy, học sinh lớp 11 trường THPT Cầu Giấy chia sẻ: “Hết kỳ I năm lớp 10, môn Toán và Hoá của mình điểm thấp trầm trọng. Lo mình không theo kịp chương trình, mẹ tìm lớp học thêm cho mình ngay khi bước vào kỳ học mới. Ngoài lịch học chính khoá, có ngày mình phải học hai môn liên tiếp, vừa kết thúc lớp Toán lại hối hả chạy sang lớp Hóa. Về đến nhà mình chỉ ăn qua loa rồi đi ngủ vì đã quá mệt và căng thẳng.”
Học thêm quá nhiều khó có thời gian tự học, nghiền ngẫm lại kiến thức, nếu chỉ tiếp thu thụ động, các bạn sẽ khó nhớ lâu, không thể “ứng phó” được các dạng bài mới và mất đi sự linh hoạt khi giải quyết vấn đề.
Học lâu không bằng học sâu
“Học ít hay học nhiều không quan trọng bằng cách học ra sao. Học nhiều mà học nhồi nhét, học thụ động sẽ khó có hiệu quả. Do đó, phụ huynh cần cân nhắc khi học thêm cho con, để con có thời gian tự học” - Giáo sư Ngô Bảo Châu chia sẻ.
Thời gian tự học ở nhà rất cần thiết và quan trọng với các bạn học sinh. Các con cần có thời gian xem lượng kiến thức môn học, biết được mình hổng kiến thức chỗ nào, còn yếu môn nào để cố gắng tìm lời giải. Đó là cách giúp con hiểu sâu thay vì học vẹt. Bằng không, việc học thêm chỉ là biện pháp dành cho ai học thụ động, ngại nghiên cứu nhưng chí ít còn hơn không học gì tại nhà.
Tại sao thủ khoa thường tự học?
“Em không hoặc ít đi học thêm mà chỉ tự học” là câu trả lời quen thuộc của các bạn học sinh đạt giải cao ở các kỳ thi quốc gia, quốc tế hay những thủ khoa đại học (80% đến từ vùng nông thôn còn thiếu điều kiện học tập). Trong khi đó, có rất nhiều học sinh bỏ ra nhiều thời gian để học thêm nhưng vẫn không giỏi, thậm chí cảm thấy chán nản và lười học hơn.
Đơn giản vì thủ khoa học chăm chỉ và chịu khó. Nhưng điều quan trọng nhất là cách họ học ở nhà rất khác, học qua các chương trình học trực tuyến, học qua những diễn đàn hay qua những người bạn. Những thủ khoa đại học, họ tự học không phải với cuốn sách giáo khoa và cuốn bài tập kèm theo, mà đó là một tủ sách "đồ sộ" và một nguồn tri thức phong phú đến từ Internet.
Chương trình học Học cùng thủ khoa bao gồm đội ngũ thủ khoa đông đảo vào dạy học online; đồng hành cùng các em ôn luyện thi, giải quyết toàn bộ khó khan, khúc mắc trong khi học.
Rèn luyện kĩ năng tự học ở nhà – tự học thế nào cho đúng?
Tự học không chỉ là em tự làm bài tập ở nhà. Các em cần xem các phần kiến thức cần học, phần mình chưa nắm rõ; để lên lịch học bổ sung kịp thời. Tự học là học chủ động, tư dó khám phá tri thức bằng cách riêng của mình: khám phá qua sách báo, diễn đàn online, học trực tuyến…đều là những cách học thú vị.
Tự học yêu cầu tinh thần tự giác học cao của các em vì các em tự vạch kế hoạch học tập cho mình, không theo lộ trình của giáo viên. Các em cần đảm bảo thời gian học tập đều đặn và hiệu quả (ví dụ: học lý 1 ngày/2h). Rèn luyện khả năng tự học ngay từ nhỏ là một bước quan trọng giúp con đi lâu dài trên con đường học tập sau này.
Học trực tuyến là xu hướng học mới với nhiều ưu điểm vượt trội so với học thêm và đã được kiểm chứng bằng thành tích học tập cao của các em học sinh. Các em có thể chủ động quản lý và điều chỉnh lộ trình học vủa mình giúp nhớ sâu kiến thức và tiết kiệm thời gian học tập.
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết Tại sao những thủ khoa thường chọn tự học tại nhà? tại chuyên mục Cha mẹ thông thái của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].