3 bộ phận bị tổn thương khi đi giày cao gót ngoài bàn chân không phải ai cũng biết

Không chỉ gây đau chân, giày cao gót còn có những tác động xấu tới sức khỏe mà không phải ai cũng biết.

  Tác hại của việc đi giày cao gót

Tác hại của việc đi giày cao gót

Theo Hiệp hội y tế Bàn chân Hoa Kỳ (American Podiatric Medical Association - APMA), 71% phụ nữ đi giày cao gót bị đau khi mang chúng.

Tuy nhiên không chỉ có đôi chân của bạn bị ảnh hưởng mà các bộ phận khác trên cơ thể cũng chịu tác động xấu khi bạn mang giày cao gót.

1. Hông

3 bộ phận bị tổn thương khi đi giày cao gót ngoài bàn chân không phải ai cũng biết 1

Khi bạn mang giày cao gót, cơ thể cần phải giữ cân bằng. Muốn làm điều đó, phần lưng dưới và ngực bị đẩy ra trước, khiến hông và cột sống bị lệch vị trí, cơ gập hông phải uốn cong để duy trì sự cân bằng.

Nếu đi giày cao gót thường xuyên trong thời gian dài sẽ khiến cơ gập hông bị co rút, gây đau hông.

2. Đầu gối

3 bộ phận bị tổn thương khi đi giày cao gót ngoài bàn chân không phải ai cũng biết 2

Trọng lượng cơ thể dồn về phần đầu bàn chân khi bạn mang giày cao gót. Do đó đầu gối cũng phải hướng ra trước để duy trì cân bằng, gây tăng áp lực lên đầu gối.

Điều này có thể dẫn tới viêm khớp. Biểu hiện phổ biến là đau khớp, cứng khớp, vận động khó khăn.

3. Cột sống

3 bộ phận bị tổn thương khi đi giày cao gót ngoài bàn chân không phải ai cũng biết 3

Thông thường cột sống của bạn có một độ cong nhẹ với nó. Điều này giúp cột sống giảm căng thẳng khi cơ thể chuyển động.

Khi bạn đi giày cao gót, phần lưng dưới bị uốn cong nhiều hơn, làm lệch vị trí của cột sống. Điều này có thể dẫn đến tình trạng quá tải của cột sống và gây đau lưng.

Làm gì để đi giày cao gót an toàn?

Theo BS Anh Đức chia sẻ trên báo Sức Khỏe & Đời Sống, để hạn chế tác hại của giày cao gót bạn nên áp dụng một số mẹo sau.

Chọn giày làm bằng chất liệu thoáng khí, có tính năng co giãn tốt.

Bạn không nên chọn những đôi giày cao gót quá chật hoặc phần đế giày quá nhọn, quá dốc so với mũi giày vì chúng sẽ không mang lại cho bạn cảm giác thăng bằng và dễ chịu khi vận động.

Thậm chí chỉ cần một sơ suất nhỏ trong đi lại cũng có thể khiến bạn dễ dàng bị trẹo mắt cá chân. Khoa học đã chứng minh một đôi giày có chiều cao đế từ 2 - 4cm và đường kính từ 3 - 5cm được xem là đạt mức lý tưởng để bạn tự tin đặt đôi bàn chân xinh xắn của mình.

Nên dùng giày cao gót có quai hậu để giảm thiểu trọng lượng dồn về phía trước. Không nên đi giày cao gót xỏ ngón.

Hạn chế tối đa việc thường xuyên sử dụng giày cao trên 5cm. Giảm thiểu thời gian mang giày cao gót. Chỉ nên dùng trong những dịp đặc biệt như: dự tiệc, gặp gỡ đối tác...

Tận dụng thời gian ngồi tại chỗ thể dục các đầu ngón chân, kết hợp với dùng kem massage xoa đều khắp các ngón chân giúp phục hồi. Dùng kem vaseline để làm mềm da.

Thường xuyên tập thể dục cho các ngón chân bằng cách: dùng ngón chân nhặt bút chì. Bài tập này không những làm tăng lượng máu lưu thông mà còn giúp ngón chân trở nên linh hoạt hơn

(Theo BS)

Hoàng Nguyên

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính