Triệu chứng thiếu Vitamin C
Thiếu Vitamin C sau 1-3 tháng bắt đầu có biểu hiện lâm sàng và tiến triển thành 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu có đau cơ, đau khớp chi dưới và mệt mỏi.
Dưới đây là 1 số dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu Vitamin C:
1. Mệt mỏi
Người thiếu Vitamin C rất dễ bị mệt mỏi ngay cả khi đã ngủ ngon giấc. Tuy nhiên, khó chẩn đoán rằng cơ thể thiếu Vitamin C nếu chỉ dựa trên dấu hiệu mệt mỏi.
2. Thay đổi tâm trạng
Người thiếu Vitamin C sẽ thường xuyên nóng nảy và dễ bị kích động, ngay cả khi đây không phải là tính cách của họ.
3. Giảm cân
Thiếu Vitamin C có thể dẫn đến giảm cân không giải thích được và thậm chí khiến một người nào đó trở nên gầy gò.
4. Đau người
Cơ bắp, khớp mỏi và đau báo hiệu sự thiếu hụt chất dinh dưỡng như vitamin C. Đôi khi triệu chứng này không được chú ý hoặc bị nhầm lẫn với các bệnh khác như viêm khớp.
5. Bầm tím
Khi xuất hiện vết bầm tím dễ dàng dù chỉ va chạm rất nhẹ, hoặc bầm tím không giải thích được, hãy nói chuyện với bác sĩ, có thể bạn đang bị thiếu hụt Vitamin C.
6. Vấn đề răng miệng
Vitamin C rất cần thiết cho sức khỏe răng miệng. Nếu bạn có dấu hiệu của viêm lợi, chảy máu chân răng, ttụt lợi thì có thể bạn đang thiếu hụt vitamin C nghiêm trọng.
7. Tóc và da khô
Tóc khô, ngay cả khi đã dưỡng ẩm, và da khô, bị kích ứng hoặc mẩn đỏ mặc dù đã sử dụng các loại kem hoặc kem dưỡng ẩm, cũng là một dấu hiệu cho thấy lượng vitamin C chưa đủ.
8. Cảm lạnh, nhiễm trùng
Vitamin C cần thiết cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Thiếu chất dinh dưỡng này có thể dẫn đến hệ thống miễn dịch bị tổn thương, khiến bạn dễ mắc bệnh cảm lạnh và nhiễm trùng khác thường xuyên hơn.
Thiếu Vitamin C là nguyên nhân của bệnh gì? 1. Thiếu Vitamin C gây nên thiếu sắt
Vitamin C cần thiết cho hấp thu sắt, sản sinh haemoglobin và tế bào hồng cầu và tuần hoàn. Thiếu sắt dẫn tới thiếu máu. Thiếu vitamin C làm giảm khả năng hấp thu sắt của cơ thể.
2. Thiếu Vitamin C gây loãng xương
Vitamin C làm tăng tổng hợp collagen týp I, cần thiết cho thể hiện osteocalcin, hoạt tính của men phosphatase kiềm và khoáng hóa xương. Một số nghiên cứu cho thấy, Vitamin C làm tăng mật độ xương cột sống và cổ xương đùi. Chế độ ăn thiếu vitamin C ở phụ nữ làm tăng nguy cơ tương đối gãy xương.
3. Thiếu Vitamin C dẫn đến thoái hóa khớp
Tác dụng có lợi của vitamin C trên tiến trình của thoái hóa khớp này dựa trên tính chất chống ôxy hóa của vitamin C và khả năng điều hòa gen mã hóa tổng hợp các collagen týp I, II và aggrecan, là hai thành phần chủ yếu tạo nên chất nền ngoài tế bào của sụn khớp. Các thí nghiệm trên động vật cho thấy, các con vật được cung cấp đầy đủ vitamin C được cải thiện rõ rệt tình trạng sụn khớp so với các động vật thiếu vitamin C.
4. Thiếu Vitamin C là nguyên nhân của bệnh tim mạch
Thiếu vitamin C là nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến các bệnh tim mạch như thoát mạch, yếu thành mạch và chức năng tim suy giảm. Ăn nhiều trái cây họ cam quýt có thể giảm nguy cơ bệnh tim.
5. Hen
Thiếu vitamin C trong cơ thể có thể dẫn tới bệnh hen. Hãy bổ sung các loại trái cây họ cam, quýt trong chế độ ăn để chống loại bệnh hen mạn tính.
6. Bệnh Scorbut do thiếu vitamin C nặng nề và kéo dài
Ở người lớn bệnh có biểu hiện viêm lợi, chảy máu chân răng, đốm xuất huyết, tụ máu dưới màng xương. Tình trạng này có thể được điều trị bằng cách tăng cường hấp thu vitamin C. Ăn nhiều hoa quả và rau xanh giàu vitamin C như dâu tây, cà chua, trái cây họ cam quýt và rau lá xanh có thể giảm nguy cơ bị bệnh scorbut.
7. Ung thư
Vitamin C là chất chống oxy hóa phá hủy các gốc tự do gây tổn hại cho các tế bào trong cơ thể. Thiếu vitamin C có thể dẫn tới ung thư. Vitamin C được cho là có hiệu quả trong điều trị những loại ung thư có liên quan tới da, cổ tử cung và vú.
Bổ sung Vitamin C bao nhiêu là đủ?
Khẩu phần vitamin C hàng ngày là khoảng 75mg đối với phụ nữ và khoảng 90mg đối với nam giới. Nếu không bổ sung đủ lượng vitamin C khuyến nghị, thiếu vitamin C có thể xảy ra.
Mai ChiBạn đang xem bài viết Thiếu Vitamin C chớ chủ quan, bạn có thể mắc phải 7 căn bệnh nghiêm trọng sau tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].