1. Người đàn ông được cho là chết vì... râu quá dài
Bạn có thể thấy bức ảnh này ở khắp nơi trên Internet, được miêu tả là ảnh của Hans Steininger, thị trưởng Braunau (Áo) đã chết vì dẫm phải bộ râu dài 1,4 m ngã gãy cổ vào năm 1567.
Một số câu chuyện khác kể rằng đây là người đàn ông có bộ râu dài nhất thế giới, và chết vì dẫm phải râu,... Và còn nhiều phiên bản khác được đồn đại.
Sự thật là, đây là bức ảnh chân dung người đàn ông có tên Hans Langseth. Hans Nilson Langseth (1846-1926) là một người Mỹ gốc Na Uy, người giữ kỷ lục về bộ râu dài nhất thế giới, nhưng ông chết vì nguyên nhân tự nhiên ở tuổi 81. Khi ông qua đời, bộ râu của ông đã dài đến 5,33 m.
2. Bức ảnh những người lính trẻ Đức trong những ngày cuối Thế chiến 2
Bức ảnh này được miêu tả là ảnh từ Thế chiến 2 về hai người lính Đức trẻ tuổi trong những ngày cuối cuộc chiến. Một bức ảnh gây sốc, đầy xúc động, một thanh niên đang khóc và người còn lại đang vỗ về (hoặc đang quát) người kia ngay giữa cuộc chiến.
Tuy nhiên thực tế thì đây là bức ảnh lấy từ một bộ phim về chiến tranh, đó là "Die Brücke - The Bridge" (1959), một bộ phim của Tây Đức về những "cậu bé lính" phải bảo vệ cây cầu khi quân đồng minh tiến vào.
3. Chân dung nữ luật sư da đen đầu tiên ở Mỹ
Năm 1872, Charlotte E. Ray (1850 – 1911) trở thành người phụ nữ da đen đầu tiên ở Mỹ trở thành luật sư.
Tuy nhiên bức ảnh trên, được dùng khắp trên Internet để minh họa cho các bài viết về Ray lại không phải bà.
Người phục nữ trong hình là Lutie A. Lytle (1875 - 1940), một trong những người phụ nữ da đen đầu tiên làm giáo sư luật ở Mỹ.
Và bức ảnh này cũng không phải là Charlotte E. Ray. Đây là bức ảnh chụp vào khoảng năm 1920 hoặc 1930, và bức ảnh là chân dung 1 cô gái trẻ. Thời điểm bức ảnh được chụp, Ray chắc chắn đã qua đời, và bà qua đời năm 1911, ở tuổi 60.
Người trong hình là Sadie Tanner Mossell Alexander (1898 - 1989), người phụ nữ da đen đầu tiên nhận bằng Tiến sĩ kinh tế học ở Mỹ năm 1921.
Một bức ảnh khác cũng được cho là Charlotte E. Ray nhưng không phải, đó là bức ảnh của Marian Anderson (1897-1993), một trong những ca sĩ opera được chào đón nhất thế kỷ XX.
Họ đều là những người phụ nữ có đóng góp lớn lao, vì vậy đừng nhầm lẫn giữa họ nhé.
4. Bức ảnh hai cô gái "bán hoa"
Bức ảnh này được chia sẻ khắp Internet, hai cô gái trong hình được cho là gái "bán hoa" đang bắt taxi ở Berlin vào những năm 1920.
Mặc dù chưa xác định được bức ảnh gốc là gì và nghề nghiệp hai người phụ nữ, nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy đây khó lòng là bức ảnh được chụp ở Berlin, Đức.
Chiếc taxi trong hình là taxi Anh, còi ô tô ở bên phải và những người phụ nữ có vẻ đang nói chuyện với ai đó ngồi bên phải xe, rất có thể là người lái xe vì họ có vẻ như đang rút tiền trả cho người kia.
Còi xe bên phải là ghế ngồi của tài xế ở bên phải là loại xe để lái xe bên trái đường, chẳng hạn như nước Anh. Mà người Đức lái xe bên phải.
Một bằng chứng khác cho thấy bức ảnh có khả năng xảy ra ở London chính là biển số xe London Taxi bên góc trái bức ảnh.
(Theo Jo Hedwig Teeuwisse)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết Sự thật về những bức ảnh lịch sử giả trên mạng mà bạn vẫn đang 'tin sái cổ' tại chuyên mục Tin tức của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].