Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Sự thật về món canh thai nhi ở Trung Quốc

Một thông tin từng gây sốc với không chỉ Trung Quốc mà toàn thế giới khi bức ảnh người đàn ông ăn canh thai nhi bị phát tán. Nhưng sự thật đằng sau không phải thế!

Sự thật về món canh thai nhi ở Trung Quốc 0

Năm 2001, những ai dùng mạng Internet sẽ nhận được email có chứa những bức ảnh kinh hãi chụp một người đàn ông châu Á ăn thai nhi đã nấu chín thành các món, tại một nhà hàng lớn ở Trung Quốc, mỗi món ăn có từng mệnh giá rất cụ thể.

Bức thư đó được viết bằng đủ các thứ tiếng.

“Ôi, con người tàn nhẫn đến thế này ư! Vui lòng hoàn thành bữa ăn của bạn trước khi mở các file ảnh. Ở Trung Quốc, trẻ sơ sinh đã chết hoặc thai nhi được mua với giá từ 50 – 70 đô la, các bệnh viện đã bán cho các nhà hàng để nướng thịt.”

“Thật là khủng khiếp!”

“Vui lòng hãy chuyển những hình ảnh này cho thật nhiều bạn bè để chúng ta xem và cùng nhau có hành động ngăn chặn kịp thời.”

Sử dụng các phần mềm kiểm tra, thì cho thấy ảnh chụp thật, không sử dụng bất kì công nghệ chỉnh sửa cắt ghép ảnh nào.

Ngay lập tức, các quốc gia có trách nhiệm, cùng những cơ quan thực thi pháp luật, đi đầu là Sở Cảnh sát London của Anh, Tình báo Mỹ CIA và Cục Điều tra Liên bang Mỹ FBI, đã nhanh chóng vào cuộc điều tra.

Kết quả, người đàn ông trong bức ảnh không phải là thực khách trong nhà hàng, cũng không phải ông chủ hay đầu bếp, mà đó là nghệ sĩ trình diễn Chu Vũ người Trung Quốc. Anh thực hiện một chương trình nghệ thuật gây sốc với chủ đề “Ăn thịt người” tại một lễ hội nghệ thuật tổ chức ở Thượng Hải năm 2000.

“Không có bất cứ tôn giáo nào cấm ăn thịt đồng loại. Tôi cũng không tìm thấy luật pháp của bất cứ quốc gia nào ngăn cản chúng ta ăn thịt người. Tôi đã tận dụng kẽ hở giữa đạo đức và pháp luật để thực hiện ý tưởng nghệ thuật” – đó là lí do được Chu Vũ giải thích sau khi bị dư luận phản đối.

Nghệ sĩ Chu Vũ đã thực hiện một màn trình diễn vô cùng kinh dị. Anh dùng dao phân mảnh thai nhi trong bồn rửa để chế biến món ăn. Anh tuyên bố đứa trẻ anh nướng chín bầy lên trên đĩa và đang ăn là một thai nhi đã chết mua từ bệnh viện.

Thực sự thì đó là đầu con búp bê hình nộm được trang trí như thật.

Phần thịt có trên đĩa mà Chu thản nhiên ăn chính là thịt vịt. Chu giải thích ngay sau đó rằng: “Mục đích của tôi qua buổi trình diễn là để chống lại đạo đức về thói quen ăn thịt của nhân loại. Tôi cũng khẳng định rằng chúng ta không thể nào ăn thịt người. Và bằng chứng là thịt mà tôi vừa ăn không phải thịt người, nhưng trong suốt quá trình biểu diễn, tôi đã nhiều lần tôi bị nôn mửa vì kinh sợ.”

Internet mang lại vô cùng nhiều giá trị, nhưng một trong những nhược điểm lớn nhất là tin tức giả mạo và sự lây lan những thông tin sai lệch không thể kiểm soát, nó không chỉ thu hút sự chú ý, mà còn gây tâm lí hoảng sợ, mất nhiều thời gian và tiền bạc cho những điều không đáng mất. Những bức ảnh “người Trung Quốc ăn thịt thai nhi” nhanh chóng lan truyền trên Internet với sức thiêu đốt hơn cả trận cháy rừng.

Ở thời điểm năm 2000 khi Internet vừa mới phổ cập, chẳng ai có thể ngờ những bức ảnh chụp tại chương trình biểu diễn nghệ thuật của Chu Vũ lại trở thành virus lan truyền chóng mặt trên email và Internet, tạo nên những tin đồn hoảng sợ với những người dùng trực tuyến cả tin.

Thậm chí, giữa tháng 3 năm 2001 báo Warta Perdana của Malaysia còn đăng bài viết chi tiết ở Trung Quốc có các nhà hàng chết biến thức ăn từ thai nhi, làm cho người dân Malaysia được một phen kinh hãi.

Đến năm 2003, chính những bức ảnh có trong buổi trình diễn năm 2000 ở Thượng Hải của Chu Vũ, đã cùng với một số những bức ảnh trình diễn khác, trở thành một phần của triển lãm nghệ thuật ở Anh.

Kênh truyền hình Channel Four đã làm hẳn một phóng sự “Beijing Swings”, giải thích rất rõ những bức ảnh canh thai nhi và thai nhi nướng chín làm món ăn là một buổi biểu diễn nghệ thuật của nghệ sĩ Chu Vũ, nhằm châm ngòi cho cuộc tranh luận về nghệ thuật và đạo đức. Thế giới kể từ đó hết băn khoăn về món canh thai nhi ở Trung Quốc.

Nhưng người Việt thì vẫn tin và sợ hãi cho đến tận hôm nay!

BS Trần Văn Phúc

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Greene, Thomas. "Dead-Baby Muncher Pics Spawn Police Inquiry." The Register. 22 February 2001.

2. Greene, Thomas. "Online Baby Muncher Is an Artist." The Register. 23 February 2001.

3. Laurance, Jeremy. "British Police Discover More Child Abuse Horror on Internet." The Independent. 21 February 2001.

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính