Sử dụng sổ hộ khẩu điện tử thế nào khi sắp bỏ sổ hộ khẩu giấy?

Từ ngày 1/1/2023, sổ hộ khẩu giấy sẽ bị 'khai tử' thay vào đó người dân có thể sử dụng sổ hộ khẩu điện tử. Vậy sổ hộ khẩu điện tử là gì? Cách tra cứu mã số và tiện ích của sổ hộ khẩu điện tử.

Sổ hộ khẩu điện tử là gì? Cách tra cứu và sử dụng Sổ hộ khẩu điện tử như thế nào?

Sổ hộ khẩu điện tử là gì? Cách tra cứu và sử dụng Sổ hộ khẩu điện tử như thế nào?

Bỏ Sổ hộ khẩu giấy từ ngày 1/1/2023

Theo khoản 3 Điều 38 của Luật Cư trú 2020 có quy định như sau:

- Từ ngày 01/7/2021:

  • Thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú trong các trường hợp có thay đổi thông tin;
  • Không cấp mới Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú;
  • Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng;

Trường hợp thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú khác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.

- Từ ngày 01/01/2023: Toàn bộ Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú không còn giá trị sử dụng.

Như vậy, Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú cho đến hết ngày 31/12/2022. Từ ngày 01/01/2023, toàn bộ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú không còn giá trị sử dụng.

Cách khai thác thông tin cư trú khi bỏ Sổ hộ khẩu giấy

Khi bỏ Sổ hộ khẩu giấy, người sử dụng đất có thể sử dụng một trong 5 cáchsau đây để thực hiện các thủ tục về đất đai:

  • Sử dụng thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử. Đây là giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin về cá nhân, nơi thường trú; sử dụng thiết bị đọc mã QRCode trên thẻ Căn cước công dân có gắn chíp; sử dụng thiết bị đọc chíp trên thẻ Căn cước công dân.
  • Tra cứu, khai thác thông tin cá nhân trực tuyến trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua Cổng dịch công để sử dụng khi thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công và các giao dịch dân sự;

  • Sử dụng ứng dụng VNeID hiển thị các thông tin trên các thiết bị điện tử để phục vụ giải quyết các thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công và các giao dịch dân sự;

  • Sử dụng giấy xác nhận thông tin về cư trú;

  • Sử dụng Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Sổ hộ khẩu điện tử là gì?

Sau khi sổ hộ khẩu giấy bị 'khai tử', cơ quan chức năng sẽ quản lý thông tin cư trú của người dân theo phương thức điện tử hay còn gọi là Sổ hộ khẩu điện tử.

Điều này có nghĩa là mặc dù bỏ Sổ hộ khẩu giấy nhưng Nhà nước vẫn duy trì quản lý hộ khẩu, chỉ là thay thế hình thức quản lý từ cuốn sổ bằng giấy sang phần mềm công nghệ thông tin hiện đại, hiệu quả hơn. Người dân vẫn cần phải làm thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú như trước đây…

Khi đăng ký thường trú/tạm trú, thay vì được cấp một Sổ hộ khẩu/Sổ tạm trú bằng giấy như lâu nay, công dân sẽ được cập nhật thông tin lên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về cư trú.

Cách tra cứu số sổ hộ khẩu điện tử

Sau khi bị thu hồi sổ hộ khẩu giấy, người dân có thể tra cứu mã số Sổ hộ khẩu điện tử thông qua Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Cụ thể:

Bước 1: Truy cập vào địa chỉ: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-ho-gia-dinh.aspx

Bước 2: Điền các thông tin vào bảng

  • Tỉnh/TP: Các bạn điền thông tin theo nguyên quán ghi trong CMND/CCCD hoặc trong sổ hộ khẩu của bạn.
  • Họ tên: Các bạn điền đầy đủ thông tin họ tên của mình
  • CMND và ngày sinh: Các bạn cần nhập CMND/CCCD và ngày sinh của mình để hệ thống tra cứu kết quả chính xác nhất.

Sau khi điền thông tin xong, các bạn chọn "lấy mã OTP".

Bước 3: Điền mã OTP bạn vừa nhận được vào ô "Nhập mã OTP"

Bước 4: Nhận mã sổ hộ khẩu

  • Sau khi hoàn thành các bước trên, bạn sẽ nhận được các thông tin: Họ tên, Số CMND, Số mã hộ khẩu của bạn.

Lưu ý: Bất cập trong cách tra cứu số sổ hộ khẩu này là nếu công dân chưa tham gia bảo hiểm xã hội sẽ không tra cứu được.

Sổ hộ khẩu điện tử có lợi ích gì?

Luật sư Trương Văn Tuấn (thuộc Đoàn LS TP.HCM) cho biết: "Việc 'khai tử' sổ hộ khẩu giấy, chuyển sang sử dụng sổ hộ khẩu điện tử giúp người dân tránh rắc rối, rườm rà khi làm thủ tục hành chính, dân sự".

Theo đó, khi sử dụng sổ hộ khẩu điện tử, trường hợp người dân cần công chứng giấy tờ, cơ quan chức năng sẽ truy cập vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (có thể trả phí) để tra cứu thông tin giúp quá trình giải quyết thủ tục được nhanh chóng và thuận lợi hơn.

Cũng theo Luật sư Tuấn, để việc hoàn thiện thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, người dân nên đổi CMND sang CCCD gắn chip. Theo đó, khi đến làm thủ tục hành chính, dân sự, người dân không cần mang theo nhiều loại giấy tờ, mà cán bộ sẽ tra cứu bằng mã định danh.

Tĩnh Tâm

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính