'Sinh con trai hãy đem cho, con gái để lại nuôi': Bài học tuyệt vời về chữ nghĩa

Trong cuộc sống này, sinh con trai hay con gái không quan trọng, điều cốt yếu là phải biết hiếu kính với cha mẹ.

“Tôi chỉ muốn con gái, sinh con trai thì đừng báo cho tôi biết!”

Có một người họ Lý, vì gia cảnh nghèo khó nên đến tuổi 35 mới lấy được vợ là một phụ nữ góa chồng cùng làng; về sau sinh được một người con trai, đặt tên là Sinh.

Sinh học hành rất thông minh, dù mới chỉ tốt nghiệp trung học đã vượt xa những thanh niên khác trong làng. Anh được cán bộ đại đội đề cử đến dạy bậc tiểu học. Hai năm sau, anh lại được cán bộ đại đội đề cử đi học đại học.

Người cha thật không ngờ mình đã hơn 30 tuổi lại có được quý tử, lại là người đầu tiên trong làng được đi học đại học. Nhiều người trong làng rất nể phục ông, nói rằng:

– “Sinh nó tốt nghiệp đại học xong, có công ăn việc làm ổn định, tương lai lập gia đình ở thành phố, rồi mai đây sẽ đưa ông bà lên thành phố tha hồ hưởng phúc. Ở làng này, ông Lý là nhất đấy nhé!”

Hai vợ chồng nghe thấy người ta nói lấy lòng mình như vậy cũng vui mừng không nói nên lời.

'Sinh con trai hãy đem cho, con gái để lại nuôi': Bài học tuyệt vời về chữ nghĩa 0

Sau khi Sinh tốt nghiệp đại học, anh được phân đến công tác tại cục Tài chính của huyện, nửa năm sau, anh quen biết một cô bạn gái tên là Tú Anh, nhà ở nông thôn, tốt nghiệp đại học xong, được phân về công tác tại cục Công Thương của huyện. Một năm sau, hai người kết hôn.

Một lần nọ, ông Lý lên thành phố tìm đến nhà con trai. Con dâu nhìn thấy cha chồng lần đầu tiên đến nhà, biết là có chuyện, bằng không sẽ không tìm đến đây, mới hỏi:

– “Cha, hôm nay lần đầu tiên cha đến nhà, nhất định là có việc. Việc gì vậy? Cha nói đi! Con và chồng con, nhất định sẽ giải quyết cho cha!”

– “Con đã hỏi, ta cũng không vòng vo. Gần đây trong nhà không có tiền, giờ lại đúng mùa cấy mạ, phải nhờ người làm giúp, mua phân hóa học cũng phải cần tiền. Hôm nay cha đến chính là cần mượn ít tiền mang về, giải quyết việc khẩn cấp”.

– “Cha chỉ cần sai người thân tín đến nói một chút, cần bao nhiêu, chúng con sẽ gửi mang về, cha không cần tự mình đến thăm, số tiền này con cần thương lượng với chồng con một chút”.

Tú Anh đợi đến lúc chồng vừa về đến nhà, không đợi chồng chào hỏi cha, liền lôi chồng vào phòng nói:

– “Cha của anh đến nhà nên em không ra ngoài mua đồ ăn được; trong nhà chỉ có rau, cha của anh cũng không phải khách quý, tiếp đãi tốt xấu thế nào, ông ấy già rồi không có so đo làm gì đâu! Hôm nay ông ấy đến xin tiền đấy, để về trả tiền phí tổn cấy mạ, anh nói xem bao nhiêu thì được?”

– “Em nói cho bao nhiêu?”

– “50 đồng thiết nghĩ cũng đủ rồi nhỉ? Anh cho 50 đồng nhé! Có thiếu thì cha sẽ nghĩ ra cách khác thôi”.

Tú Anh xào mấy món rau đơn giản qua loa tiếp đãi cha chồng. Sau buổi cơm, Tú Anh móc ra 50 đồng đưa cho cha chồng, nói:

– “Đây là 50 đồng tiền trả phí tổn cấy mạ, như vậy đủ rồi nhé!”

Ông Lý cầm tiền, không nói lời nào, rầu rĩ trở về nhà. Chỉ hai ngày sau, mẹ của Tú Anh tìm đến nhà. Tú Anh vừa thấy mẹ đến thăm liền ân cần hỏi thăm:

– “Mẹ, có phải hôm nay mẹ cần tiền không?”

Mẹ của cô gật đầu một cái. Cô dặn dò mẹ ở nhà coi nhà rồi vội vàng đi mua cá, mua thịt, mua trứng gà…

Khi Sinh tan tầm về đến nhà, lúc cô kéo cửa ra, nói:

– “Mẹ của em đã đến, anh hãy nhanh đi chào hỏi, đừng chậm trễ! Hôm nay mẹ cũng là đến xin tiền đấy, anh nói cho bao nhiêu là phù hợp?”

– “Em nói cho bao nhiêu?”

– “Ít nhất 500  đồng mới được! Vậy cho 500 đồng nhé!” 

Tú Anh cầm 500 đồng đưa mẹ, mẹ cô vô cùng sung sướng trở về nhà.

Tú Anh mang thai, cô đem tin vui này báo cho chồng biết, hỏi chồng:

– “Anh là muốn con trai hay là con gái?”

– “Tốt nhất nên là con gái”.

– “Cái con người anh thật kì lạ, muốn em sinh con gái, sinh con gái có gì mà tốt chứ?”

Sinh không nói lời nào. Nháy mắt trôi qua, Tú Anh đã mang thai được 8 tháng; cô phải về nhà mẹ đẻ dưỡng thai chờ sinh. Lúc gần đi, Sinh trịnh trọng nói với vợ:

– “Nếu em sinh con gái thì hãy kịp thời báo cho anh biết; còn nếu như sinh con trai, thì không cần báo, tốt nhất là đem cho người khác”.

– “Anh bị sao vậy? Tại sao không thích con trai chứ?”

Sinh cũng không trả lời vợ một câu.

'Sinh con trai hãy đem cho, con gái để lại nuôi': Bài học tuyệt vời về chữ nghĩa 1

Một ngày, Sinh nhận được lời nhắn của mẹ vợ nói là Tú Anh đã sinh được một thiên kim tiểu thư, nghe xong Sinh sung sướng nhảy dựng lên. Anh liền đến đơn vị xin nghỉ phép, thông báo là vợ mình sinh con gái, anh ta muốn đến nhà mẹ vợ thăm con. Lãnh đạo chúc mừng anh, cũng đồng ý cho anh nghỉ phép.

Sinh mua 16 con gà, 300 cái trứng gà, còn có rất nhiều thuốc bổ, dùng cả gánh tiền mua đồ đạc, vô cùng vui vẻ đến nhà mẹ vợ. Sau khi vào nhà, đem mọi thứ đặt trên bàn cơm ở phòng bếp, không đợi uống nước trà mẹ vợ đưa, liền chạy vào phòng.

Anh bước đến giường vợ, không nói lời nào, liền xốc chăn đang đắp trên người vợ lên:

– “Em cho anh xem xem rốt cuộc là con gái, hay là con trai”.

– “Bảo đảm anh sẽ vui”.

Sinh ôm lấy con, đặt lên chăn, không thể chờ đợi thêm liền vạch quần áo con ra xem thì thấy không phải con gái, tức giận quát lớn:

– “Các người tại sao lừa gạt tôi? Tú Anh, cô chẳng lẽ đã quên tôi từng nói rằng sinh con trai không cần nói cho tôi biết sao?”

Sinh nói xong, ra khỏi phòng, cầm lấy đồ đạc trên bàn cơm trong phòng bếp rồi đi, cũng nói:

– “Đứa con này tôi không muốn, các người thích ai thì cho người đó”.

Mẹ vợ thấy con rể giận dữ, liền giữ chặt tay con rể nói:

– “Người ta sinh con trai thì đặc biệt vui mừng, còn con vì sao lại muốn đem con cho người khác? Hôm nay nhất định phải nói rõ vì sao thì mới có thể ra khỏi cái nhà này”.

Sinh đứng nói:

– “Cha mẹ của con sinh con ra, vất vả nuôi con khôn lớn, cho con học hành, lên đại học, kết hôn, đã tốn hết bao nhiêu của cải. Thế nhưng con từ lúc làm việc đến nay, ngày lễ Tết trở về lúc nào cũng hai bàn tay trắng, sinh nhật cha mẹ cũng không có được một chút quà mọn.

Từ khi kết hôn đến nay, cha con bất đắc dĩ mới đến thăm một lần muốn một ít tiền trả tiền phí cấy mạ thì con gái yêu của mẹ chỉ đưa cho ông 50 đồng, 50 đồng này thì làm được cái gì chứ? Cha con cầm 50 đồng, ngậm nước mắt ra đi, đã nói một câu “Sinh con trai thì được gì chứ?”.

Lúc nghe câu đó xong, trong lòng con đau như chảy máu. Mẹ nói đi! Vậy thì con cần con trai làm gì chứ?”

– “Sinh à, mẹ không biết con gái mẹ đối đãi với cha mẹ con không hiếu đạo như vậy, chỉ trách cha mẹ không dạy dỗ nó gia giáo. Con muốn đi, mẹ cũng không có mặt mũi nào giữ con lại, con hãy đem vợ con đi đi, đừng để nó ở lại nhà của mẹ nữa”.

Mẹ vợ anh buông tay ra, bước vào phòng, đứng trước giường con gái, tốc chăn lên, tức giận nói:

– “Mày ôm con mày cút ra khỏi nhà, tao không có đứa con gái như vậy!”

– “Mẹ, con sai rồi, sau này con nhất định sẽ sửa, nhất định hiếu kính cha mẹ chồng, mẹ cho con ở lại những ngày trong tháng rồi con đi, con xin mẹ!”

Sinh nghe hai người nói qua lại, biết rằng mục đích của mình đã đạt được, bèn buông đồ đạc xuống, bước vào nói:

– “Mẹ đừng nóng giận, con gái đã nhận lỗi, mẹ hãy cho cô ấy một cơ hội, để cô ấy ở lại. Hai mẹ con ăn uống, cả công mẹ chăm sóc giúp đỡ, con sẽ tính toán rõ ràng không thiếu một đồng”.

– “Chỉ cần nó giữ lời nói, mẹ có thể để nó ở lại, tiền chăm sóc mẹ không muốn”.

Sinh ở lại chăm sóc vợ, mãi đến hết ngày nghỉ mới đi.

***

'Sinh con trai hãy đem cho, con gái để lại nuôi': Bài học tuyệt vời về chữ nghĩa 2

Cha mẹ cả đời nuôi ta khôn lớn, hy sinh cho ta rất nhiều. Khi chúng ta lớn lên, dần dần có tư tưởng có suy nghĩ riêng của mình. Tuy là nói hiếu thuận với cha mẹ cũng được ghi vào luật pháp, nhưng hiếu thuận với cha mẹ không cần phải để luật pháp quy định mới làm, mà là tự giác vì đó chính là đạo lý làm người.

Chúng ta ngày từng ngày lớn lên, cha mẹ ngày từng ngày già đi, dần dần tóc chuyển sang màu trắng, trước kia khi còn bé không hiểu chuyện, trông thấy cha mẹ tóc trắng chỉ biết cười ha hả nói ông bà già rồi. Hiện tại nhớ tới, cha mẹ tang thương, vất vả, cũng là vì con cái hạnh phúc, vì cho chúng ta một hoàn cảnh tốt đẹp để trưởng thành.

Nói về phận làm con dâu, con rể, sự hiếu thuận với cha mẹ chồng/vợ cũng không kém phần quan trọng. Cha mẹ của chồng, của vợ cũng như chính cha mẹ mình, cũng vất vả nuôi con khôn lớn, về già cũng mong mỏi được nương tựa vào con cái. Nhờ cha mẹ chồng, mình mới có người chồng mẫu mực, thành đạt trong cuộc sống; nhờ cha mẹ vợ, mình mới có được người vợ nết na, chu đáo.

Thương yêu họ cũng chính là thương vợ, thương chồng, thương con cái của mình. Gieo nhân nào gặt quả ấy! Hãy là tấm gương cho con cháu, hãy thương yêu trọn vẹn những người có duyên phận trong cuộc đời này của mình.

Thanh Tâm

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính