Cùng với các vấn đề sức khỏe như mệt mỏi, ho, đau khớp, khó tập trung, đau đầu, rụng tóc cũng là một vấn đề khá phổ biến ở bệnh nhân hậu COVID-19.
Theo Hindustantimes, loại rụng tóc này được gọi là rụng tóc Telogen (telogen effluvium – TE), xảy ra sau khoảng 1 tháng rưỡi sau khi phục hồi COVID-19.
Tình trạng này có thể khiến nhiều người bị rụng cả nắm tóc khi gội đầu hoặc chải đầu.
Rụng tóc hậu COVID-19 xảy ra khi cơ thể bị căng thẳng nghiêm trọng vì mất một thời gian dài để phục hồi sau nhiễm trùng và sử dụng các loại thuốc.
"Khoảng 90% trường hợp rụng tóc hậu COVID-19 là do tình trạng rụng tóc Telogen. Khi cơ thể phải chịu một giai đoạn căng thẳng về thể chất và cảm xúc, nó có thể dẫn đến tình trạng rụng tóc Telogen. Tin tốt là tình trạng này có thể đảo ngược và tóc sẽ mọc trở lại, tuy nhiên có thể mất một thời gian để tóc mọc dày như ban đầu", bác sĩ Rekha Radhamony, chuyên gia Y học cổ truyền Ấn Độ cho biết.
Theo chuyên gia, bổ sung đủ sắt có thể giúp ngăn rụng tóc và kích thích tóc mọc trở lại. Cơ thể sử dụng lượng sắt dự trữ để xây dựng các tế bào hồng cầu và do đó lượng sắt trong cơ thể bạn đóng vai trò quan trọng trong việc đảo ngược tình trạng rụng tóc Telogen và giúp tóc dày trở lại nhanh chóng".
Bác sĩ Radhamony gợi ý một số mẹo tự nhiên để cải thiện nồng độ hemoglobin. Tuy nhiên bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu hàm lượng sắt không được cải thiện hoặc tình trạng rụng tóc vẫn tiếp diễn.
Dưới đây là các mẹo tăng hàm lượng sắt trong máu tự nhiên.
1. Uống 1 thìa cà phê bột amla với bơ ghee trước bữa chua.
2. Giảm ăn đồ chua, đồ mặn.
3. Không uống rượu bia.
4. Tập thể dục thường xuyên.
5. Bổ sung nho đỏ, nho khô đen vào chế độ ăn.
6. Hạn chế các loại "thực phẩm vidahi" như giấm táo, cà phê, cà chua, khoai tây,... Theo Y học cổ truyền Ấn Độ, thực phẩm vidahi là loại thực phẩm kết hợp các chất chua, hăng, khó tiêu, nhiều dầu,...
(Theo Hindustantimes)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết Rụng tóc hậu COVID-19: 6 mẹo kích thích tóc mọc trở lại tự nhiên tại chuyên mục Cẩm nang của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].