Rắn hổ mây là loại rắn gì, có độc không?

Rắn hổ mây có tốc độ di chuyển và khả năng săn mồi rất nhanh, con lớn có kích thước đến 5 mét. Vậy rắn hổ mây là gì, có độc không?

Rắn hổ mây là gì?

  Rắn hổ mây là loại rắn gì, có độc không?

Rắn hổ mây là loại rắn gì, có độc không?

Theo Wikipedia, Rắn hổ mây là tên gọi khác của rắn hổ mang chúa hay nhãn kính vương xà (tên khoa học Naja hannah Bourret hay Ophiophagus hannah), thuộc họ rắn hổ Elapidae, bộ có vảy Squamata.

Đặc điểm nhận dạng rắn hổ mây

Theo Sinh vật rừng Việt Nam, rắn hổ mang chúa có cỡ lớn nhất dài khoảng 3 - 4 m, có khi đạt tới 5 m. Có khả năng bạnh cổ, nhưng không bạnh to được bằng rắn hổ mang thường. Đầu tương đối ngắn, hơi dẹp, ít nhiều phân biệt so với cổ.

Thân mảnh, thuôn nhỏ dần về phía sau, đuôi dài. Lưng rắn trưởng thành có màu vàng lục hay nâu, nhiều khi có màu đen chì. Đỉnh đầu có một vảy hình tam giác, đỉnh tam giác hướng về phía đuôi.

Cá thể non có lưng màu đen với nhiều vạch ngang sáng, ở cổ có hoa văn hình chữ V ngược màu vàng nhạt.

Đặc điểm sinh học, sinh thái:

Thường sống ở trung du và miền núi, sống trong rừng, đồi cây, thậm chí trong bụi tre làng, sống trong những hang dưới những gốc cây lớn trong rừng, bên bờ suối.

Chúng leo cây và bơi rất giỏi, nhưng thường sống ở mặt đất. Kiếm ăn cả ban ngày lẫn ban đêm, thức ăn chủ yếu gồm những loài rắn khác hoặc đôi khi cả những loài thằn lằn.

Rắn hổ mang chúa đẻ khoảng 20 - 30 trứng/lứa vào khoảng tháng 4, tháng 5, trong tổ có nhiều lá cây hay mảnh thực vật, trứng được cả rắn bố và rắn mẹ canh giữ. Rắn sơ sinh dài khoảng 40 - 50 cm màu đen, thân có nhiều cạp màu vàng, cổ có hoa văn hình chữ V ngược màu vàng.

Rắn hổ mây có độc không?

Rắn hổ mây (rắn hổ mang chúa) là loài rắn độc dữ tợn và chủ động tấn công người. Khi tấn công chúng thường dựng phần trước cơ thể. Chiều cao phần dựng của chúng phụ thuộc vào kích thước và chiều dài của chúng.

Tại Việt Nam, rắn hổ mây sống ở các tỉnh Cao Bằng, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Phú Yên, Ninh Thuận, Gia Lai, Kontum, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Rắn hổ mây có quý không?

Có giá trị khoa học, thẩm mỹ và là tác nhân bảo vệ môi trường. Nọc rắn có giá trị dược liệu chữa bệnh và thương phẩm, nếu tổ chức nuôi theo mô hình trang trại, thuần dưỡng.

Hiện tại, rắn hổ mang chúa có sự suy giảm quần thể ít nhất khoảng 80% cùng với sự suy giảm nơi cư trú, chất lượng nơi sinh cư trong quá khứ và hiện đại do sự khai thác môi trường, săn bắt và buôn bán trái phép.

Loài rắn hổ mây hiện được xếp vào nhóm động vật nghiêm cấm khai thác và sử dụng. Cần thực hiện triệt để việc cấm săn bắt, buôn bán và giết mổ. Cần thành lập các trại nuôi tập thể, khuyến khích nuôi gia đình ở những làng có nghề bắt rắn truyền thống.

Hoàng Nguyên

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính