Hiện nay, việc phát triển BHYT ở Việt Nam còn nhiều khó khăn khiến cho mục tiêu chưa thể thực hiện.
Theo PGS TS Phạm Lê Tuấn – Thứ trưởng Bộ Y tế, một số quy định trong Luật BHYT và các văn bản hưỡng dẫn luật còn thiếu cụ thể, thiếu đồng bộ, một số quy định còn chưa phù hợp với thực tiễn gây ra những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý cũng như tổ chức thực thi.
Bên cạnh đó, với sự chuyển dịch cơ cấu dân số theo hướng già hóa, thay đổi mô hình bệnh tật với sự gia tăng bệnh không lây nhiễm và đòi hỏi ngày càng cao hơn của người dân về nhu cầu chăm sóc sức khỏe. Đặc biệt là nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhóm người cao tuổi.
Thực tế cũng cho thấy, năng lực của hệ thống tham mưu quản lý nhà nước về BHYT còn hạn chế.
Một trong những tồn tại còn liên quan đến công tác tuyên truyền BHYT chưa được quan tâm đúng mức, người dân thiếu thông tin về những quy định mới của Luật BHYT, nhất là vùng khó khăn.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế, cũng như giải quyết khó khăn vướng mắc, Bộ Y tế đã khởi động Dự án Hỗ trợ tăng cường thể chế và chính sách BHYT tại Việt Nam do Ngân hàng phát triển Châu Á hỗ trợ.
Trong nội dung hỗ trợ xây dựng phát triển chính sách BHYT, hai nhiệm vụ ưu tiên của dự án bao gồm nghiên cứu, rà soát đánh giá Luật BHYT và các khuyến nghị sửa đổi, bổ sung Luật và Hỗ trợ băng chứng Xây dựng Đề án kế hoạch tổng thể về thực hiện BHYT toàn dân trong giai đoạn 2020-2025.
Riêng nội dung xây dựng, triển khai thí điểm mô hình chăm sóc sức khỏe dài hạn cho người cao tuổi tại Việt Nam, Dự án sẽ xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe dài hạn cho người cao tuổi – những dịch vụ chăm sóc y tế có thể được chi trả bởi BHYT.
Ngoài ra, dự án cũng tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ y tế và các bên liên quan về BHYT.
Được biết, Dự án được phê duyệt khoản viện trợ không hoàn lại 1,8 triệu USD.
Hồng NgọcBạn đang xem bài viết Phấn đấu đến năm 2020, tăng độ phủ BHYT từ 80% lên 90% tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].