Cùng thuộc họ rắn họ Rắn hổ, có kích thước và ngoại hình na ná nhau, người ta phân biệt rắn cạp nong và cạp nia nhờ màu sắc cơ thể khác biệt của chúng.
1. Rắn cạp nong - vàng
Rắn cạp nong sinh sống ở nhiều môi trường khác nhau, chúng có khả năng thích nghi rất cao nên phân bố từ rừng núi đến đồng bằng.
Kích thước cơ thể trung bình dài trên 1m, đặc điểm nhận dạng là những khúc màu đen - vàng khá đều nhau, nằm xen kẽ làm vẻ ngoài của loài rắn này rất nổi bật.
Đầu rắn cạp nong lớn và ngắn, mắt tròn. Đuôi của chúng ngắn, mút đuôi tròn, giữa sống lưng có một gờ dọc. Nọc độc của chúng mạnh đến nỗi được cho rằng trên tầm rắn hổ mang.
Lớp vảy ở sống lưng của rắn cạp nong có hình sáu cạnh, lớn hơn vảy bên.
2. Rắn cạp nia
Cũng giống như rắn cạp nong, cơ thể một con rắn cạp nia trường thành cũng dài hơn 1m, nọc của nó chứa chất kịch độc có khả năng giết người trong chớp mắt.
Màu sắc của rắn cạp nia lại là khoang đen - trắng xám. Chúng có tiết diện ngang hình tam giác, đoạn từ hông xuống đến đuôi khá phẳng, hẹp dần thành điểm nhọn.
Những con rắn cạp nia thường được phát hiện ở khu vực đồng cỏ, các cánh rừng rậm rạp.
Nỗi kinh hoàng của lính Mỹ trong cuộc chiến ở Việt Nam
Trong những năm tháng chiến tranh, rắn cạp nong - cạp nia được nhận cái tên "rắn hai bước" (two-step snake), do những người lính Mỹ cho rằng , một vết cắn của loài rắn cực độc này đủ giết chết người trong vòng hai bước chân.
Trong cuốn sách “The Snake Charmer: A life and death in Pursuit of Knowledge”, tác giả Jamie James đã nhắc tới loài rắn đáng sợ này. Tuy vậy, ông cho rằng thực chất cái tên "rắn hai bước" chỉ là nói quá lên mà thôi.
Chất độc của rắn cạp nong - cạp nia là loại chất độc thần kinh. Khi bị cắn, nạn nhân sẽ bị nọc độc vô hiệu hóa hệ thống thần kinh, gây khó thở, tê liệt cơ bắp, rơi vào tình trạng hôn mê rồi tử vong.
Thời gian giết người trung bình của nọc độc rắn cạp nong - cạp nia là từ 15 - 30 phút nếu không được cứu chữa kịp thời.
Ngọc QuỳnhBạn đang xem bài viết Phân biệt rắn cạp nong và cạp nia - loài bò sát khiến lính Mỹ khiếp sợ khi đến Việt Nam tại chuyên mục Cuộc sống Muôn màu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].