Rối loạn mỡ máu có thể dẫn tới các vấn đề tim mạch như bệnh mạch vành, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,... thậm chí là tử vong.
Theo Bác sĩ CKII, Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ Bùi Thị Phương, Bệnh viện Thu Cúc, để giảm nguy cơ bệnh diễn tiến nặng, người bệnh cần dùng thuốc điều trị và cân bằng thói quen ăn uống. Cụ thể:
Những thực phẩm nên ăn khi bị rối loạn mỡ máu
1. Ăn nhiều rau quả và trái cây tươi loại ít ngọt, nên ăn trái cây nguyên quả hơn là ép lấy nước uống.
2. Ăn đậu và cá thay cho ăn thịt đỏ.
3. Nếu ăn thịt, nên chọn các loại thịt nạc không lẫn mỡ, da và gân.
4. Nếu ăn tôm, cua,… nên bỏ phần gạch.
5. Mỗi tuần chỉ nên dùng 2 quả trứng (gà hoặc vịt).
6. Nên dùng dầu thực vật thay cho mỡ động vật như dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu ô liu,…
7. Nên uống thật nhiều nước trong ngày.
Những thực phẩm không nên ăn khi bị rối loạn mỡ máu
1. Các món chiên xào nhiều dầu mỡ.
2. Các thực phẩm có hàm lượng Cholestrol cao như óc heo, mỡ, da gà, da vịt, bì lợn, lòng đỏ trứng, chân giò, bò gân,…
3. Ăn quá nhiều đồ ngọt như chè, mứt, kẹo, bánh kem, kem, nước ngọt, nước tăng lực, nước trái cây đóng hộp,…
4. Uống quá nhiều rượu, bia.
Ngoài ra, để đảm bảo có thể kiểm soát được tình trạng rối loạn mỡ máu của bản thân, nên kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm để theo dõi các chỉ số, đặc biệt là chỉ số mỡ máu.
Hoàng Nguyên (t/h)Bạn đang xem bài viết 7 thực phẩm nên ăn, 4 nên tránh khi bị rối loạn mỡ máu để phòng ngừa đột quỵ tại chuyên mục Các bệnh của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].