Những nguyên tắc sơ cứu khi trẻ bị bỏng cha mẹ cần ghi nhớ

Nhiều cha mẹ sơ cứu bỏng cho con không đúng cách đã dẫn tới những hậu quả khôn lường. Dưới đây là những nguyên tắc xử lý theo lời khuyên của chuyên gia Viện bỏng Quốc gia.

Đại tá, PGS, TS Hồ Thị Xuân Hương - Phó chủ nhiệm khoa Bỏng trẻ em, Viện Bỏng Quốc gia cho biết những nguyên tắc cần làm ngay để cấp cứu cho bệnh nhân bỏng:

- Đưa trẻ ra khỏi tác nhân gây bỏng: Ngay cả khi da không còn tiếp xúc với tác nhân gây bỏng, nhiệt tích tụ ở vết bỏng vẫn tiếp tục gây tổn thương sâu hơn. Làm nguội vết thương bằng nước mát sạch giúp giảm nhiệt, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm và giảm độ sâu của vết thương.

- Ngâm ngay phần bị bỏng của cơ thể vào nước mát sạch, nhiệt độ từ 18 - 25 độ C trong 15 phút. Thời gian ngâm hiệu quả nhất là trước 30 phút. Nếu không, bạn có thể dội nước mát, sạch lên đó vài lần, hoặc cho nước vòi chảy lên. Không dùng nước đá lạnh để làm mát vì có thể gây tổn thương da. 

  Nhanh chóng làm mát vết bỏng bằng nước mát sạch trong vòng 15 phút là biện pháp quan trọng số một giúp giảm thiểu mức độ tổn thương.

Nhanh chóng làm mát vết bỏng bằng nước mát sạch trong vòng 15 phút là biện pháp quan trọng số một giúp giảm thiểu mức độ tổn thương.

Không dùng đá lạnh, ngâm người vào đá lạnh vì nó sẽ rất nguy hiểm bởi nước lạnh gây co mạch và tụt thân nhiệt. Khi bị bỏng, nhiệt độ trên da đang rất nóng, nếu đột ngột ngâm, dội nước đá lạnh, nhất ngâm lâu sẽ khiến bệnh nhân bị hạ thân nhiệt, gây co cơ, cảm lạnh, khiến việc cứu chữa và điều trị càng phức tạp hơn.

Không bôi kem đánh răng, mỡ trăn, ngâm vào nước mắm… bởi lúc này, chỉ cần hạ nhiệt vùng bỏng là đã giảm được bỏng sâu và nước là cách tốt nhất.

Cắt bỏ toàn bộ phần áo quần che phủ vết bỏng, rồi lại dội thêm nước mát lên vết thương. Chú ý không cởi bỏ quần áo để tránh gây lột da vùng bỏng. Cũng không lộn áo qua đầu trẻ vì bạn có thể làm bé bị bỏng ở mặt. Không lột đồ ra vì sẽ gây đau đớn do vùng da bỏng, dính theo quần áo.

- Băng vết thương cho trẻ. Bạn cũng có thể dùng khăn thấm nước mát đắp lên vết thương, liên tục thay khăn vài phút một lần. Cố gắng thực hiện các biện pháp này kể cả nếu bé khóc lóc, chống đối.

- Dùng các biện pháp dỗ dành, trấn an để giảm đau cho bé.

- Sau sơ cứu bỏng bằng ngâm nước vùng da bị bỏng, đưa bệnh nhi tới cơ sở y tế. Ưu tiên hàng đầu trong quá trình chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế là cần chống sốc (biểu hiện mạch nhanh, tụt huyết áp, khó thở, các chức năng sống suy giảm) bằng cách bù dịch càng nhanh càng tốt. Đơn giản nhất cho bệnh nhân uống nước điện giải. 

  Một trường hợp trẻ bị bỏng điện đang nằm điều trị tại Khoa Bỏng trẻ em, Viện Bỏng Quốc gia.

Một trường hợp trẻ bị bỏng điện đang nằm điều trị tại Khoa Bỏng trẻ em, Viện Bỏng Quốc gia.

Với trẻ đang bú sữa mẹ phải cho bú liên tục, uống thêm nước, đặc biệt những nước có khoáng, có muối như oresol. 

Bác sĩ Xuân Hương lưu ý, trong trường hợp trẻ bị bỏng lửa thì phải kiểm tra chức năng sống xem có bị bỏng hô hấp không. Nếu có dấu hiệu cháy lông mi, lông mắt… thì đó là bỏng hô hấp. Hay với trường hợp bé bị ngã úp mặt vào nước thì phải kiểm tra xem cháu có bị đuối nước trên cạn không. 

Tú Anh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính