Những người tuyệt đối không được ngâm chân vào buổi tối

Ngâm chân bằng nước nóng hay nước thuốc từ lâu đã có trong Trung y và cũng được y học hiện đại chứng minh công dụng tuyệt vời của nó. Tuy nhiên, không phải ai cũng thích hợp với phương pháp này.

giadinhmoi

1. Người bị viêm khớp dạng thấp, xơ cứng, tắc nghẽn động mạch

Những bệnh này thường xuất hiện ở người già.

Đối với những người có tình trạng lưu thông máu kém, tắc nghẽn, khi ngâm chân sẽ càng làm tăng nguy cơ máu tắc nghẽn hơn.

Vì vậy, người bị những bệnh này cần tránh ngâm chân để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

2. Phụ nữ mang thai

mang-thai

Phụ nữ mang thai không nên xông nước nóng hay ngâm chân, chỉ cần dùng nước ấm rửa chân là được.

Vì thời gian ngâm chân lâu khiến cho máu tập trung xuống chân mà không cung cấp đủ lên não, gây tức ngực, chóng mặt, không tốt cho sức khỏe.

Nước ngâm chân nóng cũng gây tổn thương đến da, giãn nở tĩnh mạch và khiến cho tình trạng sưng phù của mẹ bầu càng trầm trọng hơn.

3. Trẻ trong giai đoạn dậy thì

Trẻ em trong giai đoạn dậy thì, các chức năng của cơ thể vẫn chưa ổn định cũng không nên ngâm chân.

4. Người bị giãn tĩnh mạch hoặc bị suy tĩnh mạch

10-1508599781109

Với những người bị giãn hoặc suy tĩnh mạch, việc ngâm chân cũng nên hạn chế.

Nếu thực sự đã có thói quen này rồi, chuyên gia khuyên rằng, nên sử dụng các phòng tắm hơi, dùng nước nóng để chườm, nếu ngâm chân thì hãy sử dụng nước ấm với nhiệt độ không nên vượt quá 40 độ C.

5. Bệnh nhân tiểu đường

Những người bị tiểu đường có lớp da chân tương đối mỏng, dây thần kinh và bàn chân nhạy cảm với nhiệt độ.

Người bình thường cảm thấy nhiệt độ nước quá nóng, còn với những người mắc bệnh này thì mất nhiều cảm giác về nóng nên rất dễ bị bỏng da.

Hơn nữa, với bệnh nhân tiểu đường, nếu bị một mụn nước nhỏ, không xử lý y tế kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng bàn chân, viêm loét, có thể gây ra nghiêm trọng hoặc thậm chí phẫu thuật cắt bỏ.

6. Người sức khỏe yếu

giadinhmoi1

Với những người sức khỏe yếu, khi thời gian ngâm chân quá lâu dễ dẫn đến tụt huyết áp.

Người bị đau đầu, buồn nôn, ho, huyết áp không ổn định cũng không nên ngâm chân.

Ngoài các nhóm này, vận động viên, bệnh nhân herpes, eczema... cũng không phù hợp với ngâm chân vào nước nóng, để tránh nhiễm trùng.

Một số lưu ý cần biết khi ngâm chân

- 30 phút sau bữa ăn không nên ngâm chân, như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, về lâu dài dễ dẫn đến suy dinh dưỡng.

- Nhiệt độ nước ngâm chân không quá 50 độ C. Nhiệt độ nước ngâm chân quá cao không những gây tổn thương chân mà còn khiến các mạch máu của bàn chân nở rộng, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, gây bất lợi cho cơ thể.

- Trong khi ngâm chân, tư tưởng nên thoải mái, tránh căng thẳng hoặc suy nghĩ âu lo.

- Không nên ngâm chân quá lâu. Tốt nhất chỉ nên ngâm chân trong khoảng thời gian từ 15 – 20 phút. Nếu ngâm chân trong thời gian quá dài máu sẽ lưu thông xuống các chi dưới, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của tim và não. Mùa đông nếu ngâm chân quá lâu có thể dẫn đến khô da, da bị mẩn ngứa.

- Sau khi ngâm chân không nên đi ngủ luôn. Bạn nên lau khô chân và cân bằng nhiệt độ cơ thể, sau đó mới lên giường đi ngủ.

Lam

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính