Trà râu ngô
Râu ngô là thuốc lợi tiểu tự nhiên nên có tác dụng loại bỏ các chất thải từ thận, giảm chứng nhiễm trùng bàng quang và nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận.
Để giúp thanh nhiệt, thải độc cơ thể có thể dùng nước luộc từ bắp ngô còn nguyên râu, gạn sạch để nguội uống như nước giải khát, hoặc dùng râu ngô tươi hay râu ngô khô đun trong nước sôi, thời gian 10 – 15 phút. Uống như trà từ 2- 3 lần một ngày trong vài tuần.
Trà hoa cúc
Hoa cúc có tác dụng thanh lọc gan, làm sáng mắt, sinh tân giải khát, làm giảm nóng cho gan. Thường xuyên uống trà hoa cúc có thể giúp loại bỏ mệt mỏi, dễ đi vào giấc ngủ.
Những người thân thể suy nhược mệt mỏi, hư lạnh hoặc hay đau bụng đi ngoài, thì có thể cho thêm vào trà một chút bạch truật, sơn dược hoặc phục linh để kiện tì bổ thận, loại bỏ ẩm ướt trong cơ thể.
Để có cốc trà hoa cúc thơm ngon, bổ dưỡng, thanh nhiệt giải độc cơ thể có thể dùng 500ml nước, hoa cúc khô 10g, kỷ tử 10g, một chút đường vừa đủ. Cho tất cả nguyên liệu trên vào cốc, hãm nước sôi như pha trà.
Trà xanh
Trà xanh từ lâu đã được biết đến là một vị thuốc tốt, thức uống giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể do trong trà xanh có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao. Sử dụng một chén trà xanh mỗi ngày không những giúp tăng cường sức khỏe mà còn đẩy lùi bệnh tật một cách hiệu quả.
Uống trà xanh giúp lợi tiểu, giảm khả năng tích nước và giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể một cách tốt nhất. Hơn nữa, trong trà xanh có chất thiamine có tác dụng giúp làm dịu bớt căng thẳng, đầu óc thư giãn và tỉnh táo hơn.
Trà rau má
Theo Đông y, rau má có vị đắng, hơi ngọt, tính bình, vào can, tỳ vị có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc, lợi tiểu. Đông y thường dùng rau má làm thuốc bổ dưỡng, sát trùng, chữa thổ huyết, tả lỵ, khí hư, bạch đới, mụn nhọt, rôm sẩy.
Mặc dù rau má tốt cho sức khỏe nhưng cần sử dụng cần có định mức, liều lượng. Bởi, rau má có tính hàn, rất dễ gây lạnh bụng, nên uống quá nhiều có thể gây tiêu chảy. Ngoài ra, sử dụng nước rau má tươi sống có thể gặp nguy cơ rối loạn tiêu hóa, ngộ độc vì vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm như nhiễm khuẩn, nhiễm thuốc bảo vệ thực vật…
Cách làm nước rau má rất đơn giản, đem rau má rửa sạch, nhặt bỏ hết phần dễ, để khô nước, sau đó xay nhuyễn hoặc giã nát rồi cho thêm nước đun sôi để nguội vào, khuấy đều rồi đem lọc hết bã lấy nước uống. Cũng có thể dùng rau má đã rửa sạch đem sao vàng, khi uống cho một lượng nhỏ vào nước sôi hãm thành trà uống trong ngày.
Trà mướp đắng
Mướp đắng là thực phẩm giàu vitamin và chất xơ, có tác dụng giải độc bảo vệ màng tế bào, phòng xơ cứng động mạch, chống ung thư, dự phòng cảm cúm, bảo vệ tim…
Theo Đông y, quả mướp đắng có vị hơi đắng, tính hàn, không có độc, lúc xanh có tính giải nhiệt, tiêu đờm, làm sáng mắt, mát tim, nhuận tràng, bổ thận, nuôi can huyết, giảm mệt mỏi, lợi tiểu, giảm đau nhức khớp xương. Khi chín bổ thận, kiện tỳ, dưỡng huyết.