Những điều sĩ tử 2000 nhất định phải 'khắc cốt ghi tâm' trước khi vào phòng thi

Căng thẳng dẫn đến quên những điều sơ đẳng nhất khi làm bài trong phòng thi là nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thi THPT QG của sĩ tử.

2 điều sĩ tử nào cũng biết nhưng đều quên áp dụng khi căng thẳng

Khi bắt đầu làm bài, do tâm lí căng thẳng, khiến nhiều em bối rối và quên những điều sơ đẳng nhất khi làm bài là xử lí câu dễ trước, câu khó sau, dẫn đến việc các em hay sa vào tình huống: giải câu hỏi chồng chéo, quên tô đáp án hay không đủ thời gian rà soát lại đáp án... 

Đối với môn Toán, khi làm bài trong phòng thi, thầy Nguyễn Bá Tuấn - giáo viên luyện thi môn Toán, cho biết: “Đề thi năm nay có cấu trúc câu hỏi từ dễ đến khó theo thứ tự từ trên xuống dưới. Vì thế, khi làm bài các em nên bắt đầu làm từ câu 1 trở đi, không nên làm chồng chéo. Sau khi nhận đề thi, khoảng 20 phút đầu, các em hãy làm một lượt các câu hỏi dễ từ trên xuống (từ câu 1 đến câu 25) lưu ý làm xong câu nào thì hãy tô đáp án của câu đó vào ngay trong phiếu trả lời, tránh trường hợp nhầm lẫn và thiếu sót khi tô đáp án. Tiếp 30 phút sau, các em sẽ làm những câu ở mức vận dụng (từ câu 25 đến câu 40)”.

Thầy Nguyễn Bá Tuấn nhắc các sĩ tử 2000 những điều cần nhớ khi bước vào phòng thi.

Thầy Nguyễn Bá Tuấn nhắc các sĩ tử 2000 những điều cần nhớ khi bước vào phòng thi.

Bên cạnh đó, thầy Nguyễn Bá Tuấn cũng nhắc nhở thêm, khi sĩ tử gặp những câu hỏi khó như vận dụng và vận dụng cao, các em lưu ý phải phân chia thời gian cho hợp lí, mỗi câu hỏi chỉ làm trong khoảng 2 phút, nếu từ 2 đến 3 phút vẫn chưa giải ra đáp án thì hãy bỏ qua và tập trung làm câu hỏi khác. 10 câu hỏi cuối cùng thường sẽ là các câu hỏi vận dụng cao và cực khó, đến đây thì tâm lí của các em cũng đã thoải mái hơn vì đã xử lí được hầu hết các câu hỏi cơ bản và vận dụng ở trên. Vì thế các em sẽ tự tin để giải những câu hỏi vận dụng cao. Thời gian còn lại, các em chỉ cần rà soát lại tất cả các đáp án mà mình đã giải và tô cho chính xác. Điều thứ hai là quên cách xoay xở khi đối mặt với những câu hỏi không làm được, Thầy Nguyễn Ngọc Hải - giáo viên luyện thi môn Vật lí đã có những chia sẻ về vấn đề này cho học sinh, Các em hãy nhớ 2 kĩ năng sau khi làm bài thi. Đầu tiên là kĩ năng đặt mục tiêu, khi học thì đặt mục tiêu điểm số để lựa chọn nội dung học tập, nhưng khi vào phòng thi thì không đặt mục tiêu về điểm số nữa mà đặt mục tiêu làm đúng tất cả những gì có thể làm được.

Thầy Nguyễn Ngọc Hải tư vấn cho sĩ tử 2000 vững tin bước vào kì thi THPT quốc gia 2018.

Thầy Nguyễn Ngọc Hải tư vấn cho sĩ tử 2000 vững tin bước vào kì thi THPT quốc gia 2018.

Thứ hai là kĩ năng trả lời câu hỏi không làm được, với những câu không làm được thì cũng không cần băn khoăn về đáp án nào nên chọn vì khả năng chọn đáp án đúng cho mỗi câu là 25%. Phương án ít rủi ro nhất trong việc trả lời các câu hỏi này là: chọn toàn bộ các câu còn lại với duy nhất 1 đáp án, mà đáp án này xuất hiện ít nhất trong các câu chắc chắn đúng.

Các em lưu ý là làm đến đâu hãy chắc đến đó, trong quá trình làm bài nếu thấy câu nào băn khoăn thì hãy đánh dấu lại để kiểm tra trước khi làm những câu khó và dài”, thầy Nguyễn Ngọc Hải chia sẻ thêm.

Chuẩn bị đồng hồ bấm giờ và phương pháp lấy lại tinh thần khi làm bài

Sĩ tử nên chuẩn bị trước cho mình một chiếc đồng hồ nhỏ để mang vào phòng thi, thay vì học sinh chờ đợi giám thị thông báo giờ giấc để làm bài, thì việc có riêng cho mình một chiếc đồng hồ nhỏ sẽ giúp các em tự vạch những mốc thời gian phù hợp với riêng mình khi làm bài. Đồng thời việc này cũng giảm thiểu áp lực tâm lí cho học sinh.

Thầy Nguyễn Ngọc Anh - giáo viên luyện thi môn Hoá học chia sẻ: “Các em nên chuẩn bị sẵn cho mình một chiếc đồng hồ nhỏ để bấm giờ, việc này sẽ giúp các em tự chủ động xác định được thời gian chính xác để khoanh các đáp án, câu dễ thì xử lí xong trong vòng từ 40 giây đến 1 phút, câu vận dụng cao thì 2 phút. Các câu hỏi dễ thì làm đến đâu phải “ăn” chắc điểm đến đó, để không phải mất thời gian rà soát lại nữa mà chỉ nên rà soát lại những câu khó. Các em hãy dành ra 10 phút cuối để rà soát lại thật kĩ các câu hỏi về chuyên đề vận dụng cao và cực khó như: peptit, este, đếm số chất, đếm số phát biểu, các câu liên quan đến số phản ứng, biện luận các định luật”.

Thầy Nguyễn Ngọc Anh đang trả lời những băn khoăn của các bạn học sinh 2000.

Thầy Nguyễn Ngọc Anh đang trả lời những băn khoăn của các bạn học sinh 2000.

Trong trường hợp nếu học sinh quá bối rối và căng thẳng tinh thần, các em hãy nhanh chóng lấy lại tinh thần nhanh nhất có thể, thầy Đinh Đức Hiền - giáo viên luyện thi môn Sinh đã chia sẻ về vấn đề này cho các em học sinh: “Học sinh cần giữ bình tĩnh trong khi làm bài thi, nếu thấy hồi hộp quá thì hãy hít thở sâu vài lần và uống một ít nước để lấy lại sự bình tĩnh trong khi làm bài. Hãy xác định đề khó hay đề dễ không quan trọng, nếu khó thì đó là khó chung, nếu dễ thì cũng là dễ chung. Điều quan trọng là làm đúng được nhiều nhất những gì trong đề so với mức độ kiến thức của mình. Buổi tối trước ngày thi các em tạm thời dừng lại mọi hoạt động học tập, hãy dành thời gian để  ngủ sớm, để tỉnh táo làm bài vào sáng hôm sau”.

Với những chia sẻ trên của các thầy, cô luyện thi THPT quốc gia từ Hệ thống giáo dục HOCMAI, hy vọng các sĩ tử khóa 2000 sẽ tự tin và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Uyên Châu

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính