Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Những biện pháp bảo vệ an toàn khi bạn 'giao phó' trẻ cho người giúp việc

Tình trạng người giúp việc bạo hành trẻ nhỏ đang ngày càng trở nên phổ biến đến mức đáng sợ. Vậy các bậc cha mẹ phải làm gì khi họ buộc phải giao phó con mình cho người giúp việc.

Tình trạng trẻ nhỏ bị người giúp việc bạo hành khi bố mẹ đi vắng đang khiến dư luận sửng sốt và đau đớn, phẫn nộ. Vẫn biết rằng, không gì tốt bằng cha mẹ, người thân ở nhà chăm sóc trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có đủ điều kiện như vậy và buộc phải 'giao phó' con thơ cho người giúp việc chăm sóc dù không muốn.

Vậy cha mẹ cần chú ý những điều gì khi lựa chọn người giúp việc?

1. Chú ý khi lựa chọn người giúp việc

Nắm rõ thông tin người giúp việc

Bạn cần nắm rõ mọi thông tin cơ bản và cần thiết của người giúp việc, địa chỉ nhà, hoàn cảnh gia đình, liên lạc. 

Ngoài việc được cung cấp đủ giấy tờ tùy thân của họ, bạn nên kiểm tra chéo mọi thông tin của người giúp việc.

Ngoài việc kiểm tra từ phía đơn vị cung cấp người, bạn có thể gọi điện về nhà của họ để kiểm tra thông tin. Tuy nhiên việc làm này cũng cần khéo léo, để tránh gây ấn tượng thiếu tôn trọng họ. 

Nếu họ đã từng giúp việc ở những gia đình khác, bạn có thể hỏi thăm từ chủ cũ để biết một phần người giúp việc là người như thế nào.

vu em

Tìm hiểu về quan điểm người giúp việc trong việc chăm sóc trẻ

Bên cạnh độ an toàn về mặt pháp lý, bạn nên hỏi rõ quan điểm của người giúp việc ngay trước khi họ chắc chắn được thuê về. 

Ví dụ, bạn không thể thuê một cô giữ trẻ trông coi con mình khi họ đã khẳng định chắc nịch: 'Tôi không thích trẻ con!'.

Hỏi một vài tình huống cụ thể trong việc dạy dỗ trẻ cũng sẽ phần nào thể hiện quan điểm cá nhân của người trông trẻ, cho thấy cách suy nghĩ của họ về trẻ nhỏ.

Thông thường người giúp việc đều là những người có gia đình, đã từng chăm sóc con. Việc hỏi về những đứa con/cháu cũng là một cách khôn khéo để bạn tiếp cận những khía cạnh này.

Nếu người giúp việc đến nhà, thông qua việc để họ chơi với trẻ, và thái độ của con trẻ cũng sẽ phần nào thể hiện đây có phải là cô trông trẻ chúng mong muốn. 

2. Những biện pháp an toàn khi để người giúp việc ở nhà

Đối với người giúp việc

Nếu gia đình có điều kiện, bạn có thể lắp camera để phần nào quan sát được quá trình họ chăm sóc con mình ở nhà.

Bạn nên cân nhắc việc có nói với họ mình lắp camera hay không. Vì nếu biết lắp camera, người giúp việc có thể sẽ có thái độ thận trọng, cẩn thận hơn khi chăm sóc trẻ vì biết rằng có thể ai đó đang quan sát mình.

Nhưng ngược lại, họ cũng sẽ tìm ra những khu vực góc chết nếu lỡ đó là một người thực sự muốn đánh con bạn.

Ngược lại, nếu việc lắp camera là bí mật, và đó là một cô trông trẻ tốt và giàu tự trọng, điều này có thể gây tổn thương đến lòng tự trọng của họ. 

- Hãy tận dụng mọi phương pháp 'nhờ người thân, hàng xóm'. Bạn có thể nhờ hàng xóm để ý, có những tiếng động lớn, con bạn có hay quấy khóc khi ở nhà một mình với cô giúp việc. 

Bạn có thể nhờ hàng xóm thân thiết, hoặc họ hàng ở gần thỉnh thoảng sang thăm nom bất ngờ để biết tình hình ở nhà thế nào. 

Nếu bạn làm công việc tự do, hãy thỉnh thoảng về nhà một cách đột ngột. Khi không biết ai có thể về nhà bất ngờ vào lúc nào, ai cũng sẽ có thái độ thận trọng hơn trong mọi công việc được giao và không còn tâm lý đối phó.

Điều này hoàn toàn có thể rút ra từ kinh nghiệm khi bạn ở nhà lúc bé và không biết bố mẹ mình trở về nhà lúc nào. 

Tương tự khi bạn ra ngoài có việc, hãy không thông báo mình về nhà vào lúc nào nếu không cần thiết.

AAEAAQAAAAAAAA0SAAAAJGViNGY3MDEzLTVlOGUtNDZmYi04MDEzLWY1YjQzZDUzZDk4Mg

Đối với trẻ

Luôn chú ý các biểu hiện cả về mặt sức khỏe và tinh thần của trẻ để kịp nhận ra những dấu hiệu bất thường:

-  Nếu con đã biết nói, bạn có thể hỏi con các câu hỏi đơn giản để tìm ra vấn đề bất thường.

-  Nhìn trẻ như đã khóc một thời gian dài

-  Con không muốn bị bỏ lại với người giúp việc và đòi bế thường xuyên

-  Con có thể bị thương tích mà không có lời giải thích, hoặc nguyên nhân không phù hợp với các thương tích, hoặc các lý do liên tục thay đổi.

-  Chấn thương trông có dạng do va chạm với một vật (tay, gậy, dép)

-  Bất kỳ tổn thương nào với trẻ sơ sinh vẫn chưa có khả năng di chuyển, nhất là ở đầu và mặt.

-  Bị bầm ở những nơi không bình thường như tai, thân, cổ hoặc mông.

-  Trẻ hay đột nhiên khóc hoặc hoảng sợ, hiếu chiến hoặc giận dữ

-  Con hay run hoặc giật mình khi bị chạm vào

-  Nếu trẻ học nói những từ lạ và nghe giống như các từ nói bậy

-  Bất kỳ chảy máu hoặc dịch bất thường ở khu vực sinh dục hoặc hậu môn

-  Trẻ có biểu hiện, động tác các trò chơi người lớn hoặc không phù hợp tuổi tác

-  Nghịch các trò chơi chèn các vật vào âm đạo hoặc trực tràng

-  Có những trở ngại bất thường (không chịu vào nhà vệ sinh)

-  Thường xuyên tè dầm, các bệnh tiêu hóa như tiêu chảy, các triệu chừng về thần kinh, nhức đầu, buồn nôn, đau bụng.

-  Con trở nên miễn cưỡng khi chơi hay sợ hãi với điều gì đó, hoặc một khu vực nào đó.

-  Sợ hậu quả hành động của mình, thường dẫn đến nói dối

-  Thái độ khác biệt, kể cả ngoan bất thường khi có người giúp việc so với khi có mọi người.

-  Chấn thương do không được để ý cẩn thận

giup-viec-cham-em-be

Thái độ với người giúp việc

Thái độ của gia đình bạn cũng có thể ảnh hưởng không nhỏ đến thái độ của người giúp việc. Đừng để chỉ vì những thù hằn với bạn mà họ có thể đổ lên đầu con bạn. 

Hãy luôn tôn trọng, yêu thương người giúp việc như một người trong gia đình. Nếu như vậy, họ cũng sẽ muốn coi con bạn như con, cháu trong gia đình. 

Không nên quá khắt khe với người giúp việc, nhưng cũng cần có thái độ rõ ràng với những gì bạn không đồng tình. Ngược lại nên có những sự động viên, khẳng định vai trò quan trọng của họ đúng lúc.

Đây chỉ là các biện pháp cơ bản để hạn chế tình trạng bạo hành trẻ nhỏ đang ngày càng trở nên phổ biến.

Hơn cả, hãy dùng trái tim của những bậc cha mẹ, luôn quan tâm tới con mình mức cao nhất để bạn thực sự nhận ra được những dấu hiệu bất thường với con một cách kịp thời. 

Khôi Nguyên

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính