Báo Điện tử Gia đình Mới

Nguyên tắc 5 chữ R giúp con giúp con xả stress trong mùa thi cử

Áp lực từ việc học tập, áp lực từ gia đình, thành tích là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng stress ở lứa tuổi học đường. Vậy làm cách nào để giảm stress cho trẻ?

Dưới đây là chia sẻ của chuyên gia Viện Sức khỏe tâm thần, BV Bạch Mai về nguyên tắc 5 chữ R giúp giảm stress cho trẻ trong mùa thi.

  • Recognition: Xác định nguyên nhân, nguồn gốc của stress, giáo dục và nâng cao nhận thức. Để vượt qua, thích ứng với stress
  • Relationships: Tìm kiếm sự giúp đỡ, hỗ trợ, trấn an
  • Removal: Loại bỏ các yếu tố gây stress và các yếu tố kích thích
  • Relaxation: Thư giãn thông qua các kỹ thuật như thiền, xoa bóp, tập thở…
  • Re-engagement: Tái tương tác thông qua tái tiếp xúc có quản lý và giải mẫn cảm.
  Áp lực từ việc học tập, từ gia đình, thành tích là một trong những nguyên nhân dẫn đến stress. Ảnh minh họa

Áp lực từ việc học tập, từ gia đình, thành tích là một trong những nguyên nhân dẫn đến stress. Ảnh minh họa

Bên cạnh 5 chữ R, TS.BS Dương Minh Tâm - Trưởng phòng Rối loạn stress, Viện Sức khỏe Tâm thần cũng chỉ rõ, một yếu tố đơn giản, dễ để thực thi là hỗ trợ kiểm soát giấc ngủ cho trẻ.

Giấc ngủ là điều cần thiết cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Với trẻ từ 6 đến 12 tuổi nên ngủ từ 9 đến 12 tiếng mỗi đêm. Thanh thiếu niên cần 8 đến 10 giờ mỗi đêm. Giấc ngủ là yếu tố cần được ưu tiên để kiểm soát căng thẳng.

Ngoài ra, các bậc cha mẹ cần biết rằng, stress gây bệnh và thể bệnh phụ thuộc chủ yếu vào nhân cách. Với những trẻ có nhân cách yếu, lãng mạn, văn nghệ sĩ, nhân cách khép kín hoặc thiếu ý chí, thiếu nghị lực, nhút nhát, tự ti, mặc cảm, thiếu kìm chế, dễ bùng nổ, xung đột thường dễ bị stress hơn trẻ có nhân cách mạnh. Vì vậy, gia đình nên xây dựng cho trẻ một môi trường thi đua, phấn đấu, tương trợ và cùng tiến. Điều này giúp trẻ chống đỡ với stress tốt hơn.

Tập luyện, hoạt động thể chất là một liều thuốc giảm căng thẳng cần thiết cho mọi người ở mọi lứa tuổi. Bên cạnh đó, các hoạt động ngoài trời, hòa mình với thiên nhiên cũng là một cách hiệu quả để giảm căng thẳng và cải thiện sức khỏe tổng thể.

  Giấc ngủ là yếu tố cần được ưu tiên để kiểm soát stress. Ảnh minh họa

Giấc ngủ là yếu tố cần được ưu tiên để kiểm soát stress. Ảnh minh họa

TS Minh Tâm cũng đưa ra lời khuyên về việc tăng cường sự gắn kết gia đình thông qua những buổi tâm sự. Trò chuyện về những tình huống căng thẳng với một người lớn đáng tin cậy có thể giúp trẻ em và thanh thiếu niên nhìn nhận mọi thứ và tìm ra giải pháp. Đây là một trong những phương thức tốt nhất giúp trẻ nhận thức ra vấn đề của mình.

Hầu hết mọi người đều tin rằng phản ứng stress có hại, là điều nên tránh bất cứ khi nào có thể. Tuy nhiên, một số́ stress mà chúng ta trải qua hàng ngày thực sự tốt cho chúng ta và tránh nó có thể có hại. Xét trên một góc nhìn khác, có thể coi stress là một thử thách giúp chúng ta ngày càng hoàn thiện và trưởng thành hơn. Từ “áp lực tạo thành động lực” để chúng ta phấn đấu.

Vì vậy, cha mẹ nên tùy theo năng lực, khả năng nhận thức và đáp ứng của con nên có những mục tiêu vừa sức, phù hợp và tăng dần để trẻ làm quen, giải mẫn cảm với các áp lực của cuộc sống.

An An/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO