Tại sao ngâm chân chết đột ngột?
Bác sĩ kiểm tra đã phát hiện có 2 nguyên nhân lớn dẫn đến cái chết của Lưu Hạ. Đầu tiên thời tiết chuyển lạnh, và thứ hai, dùng nước nóng ngâm chân vào đêm khuya, đều có thể khiến cho các mạch máu được kích thích mạnh mẽ, đến mức độ nhất định sẽ gây ra bệnh.
Các bác sĩ khuyên những người mắc bệnh liên quan đến đau đầu, mùa đông nên chú ý giữ ấm phòng lạnh, để tránh bị kích thích nóng lạnh đột ngột. Không nên sử dụng nước tắm, nước ngâm chân quá nóng, uống ít rượu, để tránh bị kích động quá mức.
Ngoài ra, ba loại bệnh sau đây phải chú ý khi ngâm chân.
1. Huyết khối tĩnh mạch sâu
Nước nóng ngâm chân vốn dĩ đối với người máu không lưu thông hoặc bệnh nhân bị tắc nghẽn tĩnh mạch, sẽ càng tăng thêm sự tích tụ máu.
2. Tắc nghẽn tĩnh mạch chi dưới
Biểu hiện tắc nghẽn động mạch chi dưới, đương nhiên là thiếu máu ở chi dưới, nhưng ngâm chân nước nóng, các mạch máu bị tắc nghẽn và không thể mở rộng, hơn nữa các nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng: nhiệt độ môi trường xung quanh càng cao, làm tăng tiêu thụ lượng oxy, tăng thiếu máu cục bộ.
3. Bệnh tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường cảm thấy đau, khi ngâm chân nước nóng thường cảm thấy bị tê, nếu nhiệt độ nước quá cao không thể phát hiện được, có thể sẽ bị bỏng da, dẫn đến bệnh tiểu đường nặng hơn, các trường hợp nặng thậm chí có thể dẫn đến cắt cụt chân!
5 trường hợp không nên ngâm chân
1. Những người mất cân bằng âm dương trong cơ thể
Thể chất của những người thừa khí dương tương đối mẫn cảm (thường được biểu hiện động tác như hay nổi nóng, buồn phiền dễ nổi cáu, khô miệng, đổ mồ hôi trộm, da khô,...), ngâm chân có thể dẫn đến ra mồ hôi, chóng mặt.
Đồng thời ngâm chân sẽ thúc đẩy dương khí, và cơ thể thiếu hụt âm khí, ngâm chân sẽ làm tăng thiếu máu, hỏa khí tăng cao, tốt nhất là không nên ngâm chân.
2. Những người yếu về thể chất
Cơ thể yếu, khi ngâm chân hoặc đổ mồ hôi rất dễ bị mất nước, thời gian ngâm chân quá dài có thể sẽ dẫn đến hạ huyết áp, nghiêm trọng hơn có thể bị ngất xỉu.
3. Người bị bệnh cấp tính
Nhức đầu, chóng mặt, hen, ho và các triệu chứng khác, bệnh động mạch vành tái phát liên tục, huyết áp không ổn định là tốt nhất không được ngâm chân.
4. Phụ nữ mang thai
Khi phụ nữ mang thai thường không thường xuyên vận động, sau khi ngâm chân có thể xuất hiện một những nhân tố không xác định, có thể sẽ ảnh hưởng đến bào thai, vì vậy khuyên phụ nữ mang thai là tốt nhất để không ngâm chân.
5. Những người có huyết áp thấp
Ngâm chân bằng nước nóng có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, mạch máu giãn nở, do đó sẽ càng hạ huyết áp.
Làm thế nào để ngâm chân hiệu quả vào mùa đông?
Ngâm chân sử dụng thùng gỗ
Bởi vì gỗ kết hợp với nước, theo y học cổ truyền Trung Quốc, không dễ nảy sinh phản ứng. Chậu nhựa hoặc kim loại có thể tạo ra các phản ứng hóa học, có ảnh hưởng đến chất lượng nước, trong khi thùng gỗ có thể duy trì một số hiệu quả tốt trong y học cổ truyền Trung Quốc.
Không đợi nước sôi tự lạnh dần
Kiểm soát nhiệt độ nước ở 38 ℃ -43 ℃, thời gian bình thưởng là khoảng 15-30 phút, nước ở từ mắt cá chân trở xuống hiệu quả tương đối tốt, sử dụng ‘nước sôi tự lạnh dần’ là để ngăn ngừa nhiễm khuẩn, những người bình thường khi ngâm chân toàn bộ không cần thiết.
Không nhất định phải ra mồ hôi mới hiệu quả
Sau khi ngâm chân xong cảm thấy thư giãn là được, không nhất thiết phải đổ mồ hôi, chỉ có những người cảm mạo mới cần ra mồ hôi, và người bình thường là không cần thiết. Hơn nữa thời tiết đang mùa đông hoặc các phòng máy lạnh cũng đổ mồ hôi rất dễ bị cảm lạnh.
Ngoài ra, sau khi ăn cơm xong trong vòng nửa tiếng không được ngâm chân, bằng không nó sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa đường ruột.
Trong trường hợp quá đói cũng không được ngâm chân, ngâm chân tốt nhất trước khi đi ngủ, hiệu quả tương đối tốt.
Hà VũBạn đang xem bài viết Người phụ nữ 46 tuổi chết đột ngột do ngâm chân nước nóng lúc nửa đêm tại chuyên mục Cuộc sống Muôn màu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].