Bệnh gout (gút) đang dần trở nên phổ biến hơn khi chế độ ăn và sinh hoạt không lành mạnh. Việc ăn uống hợp lý sẽ giúp làm giảm các cơn đau do gout. Vậy bệnh gout kiêng ăn gì và nên ăn gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1 Bệnh gout là gì?
Gout là một tình trạng bệnh lý viêm khớp gây ra sưng, viêm các khớp và các cơn đau gout cấp vô cùng đau đớn, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh.
Nguyên nhân chính là do sự tăng lên của nồng độ axit uric trong máu đến một mức độ nhất định rồi lắng đọng lại tại các ổ dịch khớp dưới dạng tinh thể urate gây viêm khớp.
Bệnh gout không phải lúc nào cũng gây ra các triệu chứng, nhưng điều đó không có nghĩa là bệnh không phát triển theo thời gian và gây ra những tổn thương mà bạn không biết. Các triệu chứng của bệnh gout có thể bao gồm:
- Đau khớp đột ngột, dữ dội.
- Cứng hoặc sưng khớp.
- Sưng, nóng đỏ ở vị trí khớp viêm.
- Sốt nhẹ.
- Mệt mỏi.
Một chế độ ăn uống không lành mạnh chứa quá nhiều purin có thể làm tăng nguy cơ mắc gout hoặc làm cho tình trạng bệnh thêm nặng hơn.
Gout là một tình trạng bệnh lý viêm khớp gây viêm, sưng và đau các khớp
2 Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến bệnh gout như thế nào?
Mặc dù có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh gout như yếu tố di truyền và các bệnh lý tiềm ẩn làm tăng axit uric trong máu, nhưng chế độ ăn uống cũng có những ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Tỷ lệ mắc bệnh gout có xu hướng cao hơn ở những nền văn hóa ăn nhiều thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn, đường và các thực phẩm khác có nhiều purin. Khi hệ thống tiêu hóa phân hủy những thực phẩm này, axit uric sẽ được tạo ra như một sản phẩm phụ. Cơ thể tái hấp thu hầu hết axit uric, phần còn lại được bài tiết hoặc thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu và phân.
Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều thì cơ thể không thể xử lý hết được lượng purin dư thừa và khiến axit uric tích tụ trong cơ thể. Tăng axit uric máu có thể tự xảy ra khi ăn thực phẩm có hàm lượng purin cao, nhưng có nhiều khả năng xảy ra hơn nếu bạn có các bệnh lý tiềm ẩn như bệnh thận mạn, tiểu đường, cao huyết áp, viêm khớp, vảy nến, nhiễm trùng, chấn thương.
Tỷ lệ mắc bệnh gout cao hơn ở những nước ăn nhiều thịt đỏ và thực phẩm chế biến sẵn
3 Bệnh gout không nên ăn gì?
Thịt đỏ, nội tạng
Thịt đỏ và nội tạng là thực phẩm chứa nhiều purin. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng những thực phẩm này có thể làm tăng nguy cơ nồng độ axit uric cao và các đợt gout cấp.
Để hạn chế rủi ro, hãy hạn chế ăn các loại thịt đỏ và nội tạng sau đây:
- Thịt bò, thịt trâu, thịt dê, thịt chó, thịt mèo,....
- Thịt nai và các động vật hoang dã khác.
- Nội tạng động vật (gan, tim, thận,...).
Thịt gà có hàm lượng purin vừa phải và có thể ăn ở mức độ vừa phải. Hãy nhớ rằng nhiều loại súp làm từ thịt, nước thịt và thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói có thể làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh gout.
Xem thêm: Bệnh gút có ăn được trứng gà không? Lưu ý cho người bệnh gout khi ăn trứng
Thịt đỏ và nội tạng chứa nhiều purin làm tăng axit uric và gây ra cơn đau gout
Các loại hải sản
Một số loại hải sản có hàm lượng purin cao nên tránh trong chế độ ăn kiêng cho người bị gout. Tuy nhiên, các loại hải sản có hàm lượng purin vừa phải có thể dùng dưới 200g/ngày.
Một số loại cá và hải sản bạn nên tránh:
- Cá chim lớn.
- Cá trích.
- Cá thu.
- Sò điệp.
- Con trai.
- Cá hồi.
- Cá ngừ.
Một số loại hải sản có hàm lượng purin cao và gây ra cơn đau gout
Bia rượu
Bia rượu có hại cho người bị bệnh gout gấp đôi so với hải sản và thịt. Tuy trong rượu bia không chứa purin như trong các thực phẩm có chứa đạm nhưng lại làm tăng axit uric máu.
Sản phẩm chuyển hóa của rượu bia là các andehyd, khi đào thải qua thận gây ức chế cạnh tranh với axit uric, làm tăng axit uric trong máu và khiến bệnh gout nặng hơn.
Rượu vang từ lâu đã được cho là có nồng độ purin thấp hơn và có thể được coi là an toàn nếu sử dụng với lượng vừa phải, đối với những người có tiền sử hoặc nguy cơ có nồng độ axit uric cao.
Nếu bạn mắc bệnh gout, hãy tránh xa các buổi nhậu và bia rượu.
Bia rượu có hại cho người bị bệnh gout gấp đôi so với hải sản và thịt
Thực phẩm, đồ uống có đường
Đường, đồ uống có đường và một số loại trái cây có hàm lượng fructose cao có thể gây tăng sản xuất axit uric, tăng nguy cơ mắc bệnh gout và các cơn gout cấp, có thể mặc dù chúng không giàu purin.
Thực phẩm có đường có thể kích thích sản xuất axit uric làm tăng nguy cơ mắc gout
Thực phẩm chế biến sẵn
Một nghiên cứu vào năm 2017 đã theo dõi bệnh gout ở những người ăn chế độ của phương Tây (nhiều thực phẩm chế biến sẵn) và chế độ ăn kiêng ngăn chặn tăng huyết áp (DASH). Kết quả cho thấy chế độ ăn phương Tây có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn chế độ ăn DASH.
Để hạn chế sự phát triển của bệnh gout và các triệu chứng liên quan, bạn không nên ăn nhiều bánh kẹo, khoai tây chiên, thức ăn nhanh, thực phẩm đông lạnh, đồ đóng hộp.
Thực phẩm chế biến sẵn không tốt cho người bệnh gout
Thực phẩm lên men
Một số loại nấm men và chiết xuất nấm men có hàm lượng purin cao. Bạn nên tránh các thực phẩm và chất bổ sung có chứa nấm men, chẳng hạn như nước tương, đồ đông lạnh, đồ ăn nhẹ mặn, đồ muối chua, món súp và món hầm đóng hộp.
Người bị gout không nên ăn các loại thực phẩm lên men
4 Bị gout nên ăn gì?
Rau
Bạn nên ăn thêm nhiều rau xanh và các loại protein không phải thịt khác có thể như đậu Hà Lan, đậu, đậu lăng, đậu phụ cũng như các loại rau xanh và tinh bột.
Đây là những loại thực phẩm không làm tăng nồng độ axit uric và thậm chí có thể bảo vệ bạn khỏi các cơn gout cấp.
Rau không làm tăng nồng độ axit uric, đồng thời bảo vệ bạn khỏi cơn gout cấp
Sữa ít béo
Sữa ít béo hay còn gọi là sữa tách béo, đây là loại sữa đã được tách bớt phần lớn chất béo có sẵn bên trong sữa.
Các nghiên cứu cho thấy rằng sử dụng sữa ít béo có thể làm giảm nồng độ axit uric và giảm nguy cơ bị bệnh gout tấn công. Các protein có trong sữa làm tăng khả năng thúc đẩy bài tiết axit uric qua nước tiểu.
Ngoài ra, việc giảm lượng chất béo có sẵn trong sữa sẽ làm giảm nguy cơ tăng cân và béo phì cho người sử dụng. Thừa cân cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng lên xương khớp và có thể làm tăng nặng tình trạng bệnh gout.
Sữa ít béo tốt cho người bệnh gout
Các loại đậu, đậu phụ, ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, lúa mạch, yến mạch, các loại đậu,... đều là những thực phẩm chứa ít nhân purin và nhiều chất xơ giúp hạn chế tăng axit uric trong máu có lợi cho bệnh nhân gout.
Ngoài ra, ngũ cốc nguyên hạt còn được cho là có tác dụng giảm viêm giúp giảm triệu chứng và tần suất của các cơn đau gout cấp.
Các loại đậu, đậu phụ, ngũ cốc nguyên hạt đều là những thực phẩm tốt cho người bị gout
Trái cây giàu vitamin C
Vitamin C làm giảm nồng độ axit uric và có thể giúp ngăn ngừa các cơn đau do gout. Hầu hết các nghiên cứu đề nghị nhận được ít nhất 500mg mỗi ngày.
Vì trái cây cũng chứa đường fructose, có liên quan đến việc tăng nồng độ axit uric, nên hãy chọn những loại có hàm lượng đường fructose thấp hơn. Bưởi, cam, dứa và dâu tây là những loại trái cây nhiều vitamin C nhưng ít đường.
Xem thêm: Top 26 thực phẩm giàu vitamin C bạn nên biết và những điều cần lưu ý
Vitamin C làm giảm nồng độ axit uric, giúp ngăn ngừa các cơn đau gout
Thực phẩm có hàm lượng purin thấp
Bạn nên ưu tiên lựa chọn các loại thực phẩm có hàm lượng purin thấp để giúp ngăn ngừa nồng độ axit uric trong máu tăng quá cao.
Ngoài chế độ ăn DASH (ăn kiêng ngăn chặn tăng huyết áp), muốn giảm nguy cơ mắc bệnh gout, bạn có thể ăn nhiều loại thực phẩm có hàm lượng purin thấp như:
- Một số loại trái cây như anh đào, quả mọng và trái cây họ cam quýt.
- Sữa không béo hoặc ít béo (sữa, phô mai, sữa chua).
- Thực phẩm giàu protein từ thực vật như bơ đậu phộng, các loại hạt và đậu.
- Trứng (ăn với lượng vừa đủ).
- Bánh mì nguyên cám, gạo, khoai tây.
- Rau xanh.
Các loại quả mọng có hàm lượng purin thấp nên tốt cho người bị gout
Cà phê
Các nghiên cứu ban đầu cho thấy cà phê có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout, nhưng lại có sự khác nhau tùy theo giới tính.
Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy nam giới uống 4 - 5 tách cà phê mỗi ngày giảm 40% nguy cơ mắc bệnh gout. Hơn nữa, những người uống 6 tách cà phê trở lên mỗi ngày có nguy cơ mắc gout thấp hơn 59% so với những người không uống cà phê.
Trong khi, những người phụ nữ uống 1 - 3 tách cà phê mỗi ngày giảm 22% nguy cơ mắc bệnh gout. Những người uống 4 tách cà phê trở lên mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh gout thấp hơn 57% so với những người không uống cà phê.
Từ kết quả này, các nhà nghiên cứu kết luận rằng uống 4 tách cà phê trở lên mỗi ngày sẽ làm giảm nồng độ axit uric và tỷ lệ mắc bệnh gout.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào khám phá tác động của việc uống cà phê đối với nguy cơ tái phát các cơn gout.
Cà phê có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout nhưng lại có sự khác nhau tùy theo giới tính
Nước lọc
Một nghiên cứu tiền cứu năm 2017 đã xem xét mối liên quan giữa lượng nước uống vào và nồng độ axit uric. Sau khi kiểm tra dữ liệu, các nhà nghiên cứu xác định rằng lượng nước uống vào có liên quan với nồng độ axit uric thấp hơn ở những người mắc bệnh gout, có thể là do sự bài tiết axit uric tăng lên khi lượng nước uống vào nhiều hơn.
Một đánh giá trên Tạp chí Y học Lối sống Hoa Kỳ cho thấy đổ mồ hôi quá nhiều, chẳng hạn như sau khi tập thể dục hoặc tắm hơi, làm giảm bài tiết axit uric qua nước tiểu, dẫn đến tăng nồng độ axit uric.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng việc uống đủ nước trong 1 ngày trước khi bùng phát bệnh gout có thể làm giảm đáng kể các cơn gout tái phát. Ngoài nước lọc thông thường, các đồ uống khác, trái cây, rau củ quả đều chứa nước và có thể tham gia vào quá trình hydrat hóa trong cơ thể.
Uống nhiều nước có thể làm giảm nồng độ axit uric trong máu
5 Lưu ý trong sinh hoạt khi bị gout
Lựa chọn lối sống lành mạnh có thể giúp ngăn ngừa cơn đau gout quay trở lại và sau đây là những việc bạn nên làm:
- Kiểm soát cân nặng hợp lý, tránh tình trạng thừa cân nhưng cũng không nên thực hiện chế độ ăn kiêng khem quá mức.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh (nhiều rau củ quả, tránh đồ chế biến sẵn), có thể nhờ sự trợ giúp của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để biết các loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn.
- Không nên uống rượu bia và hút thuốc lá.
- Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, tránh để mất nước.
- Tập thể dục thường xuyên nhưng tránh các bài tập cường độ cao gây áp lực lên các khớp.
Lựa chọn lối sống lành mạnh có thể giúp ngăn ngừa cơn đau gout tái phát
Xem thêm:
- Các dấu hiệu nhận biết sớm của bệnh gout để điều trị hiệu quả
- Mách bạn 22 cách chữa bệnh gout tại nhà có thể bạn chưa biết
- Giấm táo có thể điều trị bệnh gout không?
Trên đây là những thực phẩm mà người bệnh gout (gút) nên ăn và không nên ăn. Qua bài viết này, hy vọng bạn đọc có thể xây dựng được một chế độ ăn uống hợp lý cho bản thân và những người thân yêu.
Bạn đang xem bài viết Người bị bệnh gout (gút) nên ăn gì và kiêng gì? Lưu khi bị gout tại chuyên mục Khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].