Bệnh gout là gì?
Gout là một dạng viêm khớp gây đau khớp và sưng khớp, những vết sưng thường kéo dài trong một hoặc hai tuần, sau đó biến mất. Vết sưng do bệnh gút thường bắt đầu ở ngón chân cái hoặc chi dưới
Bệnh gout xuất hiện khi nồng độ muối urat trong huyết thanh tích tụ trong cơ thể tăng cao. Khi điều này xảy ra, các tinh thể hình kim hình thành trong khớp và xung quanh khớp. Tình trạng này dẫn đến viêm và viêm khớp.
Người bệnh gout kiêng những món ăn gì?
Chế độ ăn kiêng không có khả năng làm giảm nồng độ axit uric trong máu. Nhưng bạn có thể hạn chế sản xuất và tăng đào thải axit uric, giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh gout.
Kết hợp thực đơn ăn kiêng, giảm tổng lượng calorie nạp vào và tập thể dục thường xuyên sẽ duy trì cân nặng, cải thiện sức khỏe tổng thể.
Bệnh gout nên tránh ăn những thực phẩm giàu purin và fructose cao để kiểm soát được nồng độ axit uric ở mức độ ổn định.
Cụ thể các thực phẩm thường gặp dưới đây nên tránh như:
Thịt đỏ
Các loại thịt đỏ như bò, heo, dê… chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao gồm chất chất đạm (protein), vitamin E, B6, B12, hàm lượng protein rất cao, sẽ dẫn đến tăng nồng độ axit uric trong máu, là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Chưa kể các món ăn chế biến từ thịt đỏ sẽ trải qua quá trình tiêu hóa dưới xúc tác của enzym, khiến các nhân purin trong thịt đỏ chuyển hóa thành axit uric.
Dù vậy, cũng không nên kiêng khem tuyệt đối thịt đỏ, bởi cơ thể cũng cần nguồn năng lượng rất nhiều từ thịt.
Bạn nên duy trì sử dụng thịt đỏ ở một lượng vừa phải, chỉ nên ăn tối đa 2 lần/tuần, không quá 100gr/ngày. Bạn nên chế biến thịt đỏ chín kỹ, chế biến ở dạng luộc, kho hay hấp sẽ tốt hơn ăn nướng, chiên xào, hạn chế được lượng mỡ tối đa nạp vào cơ thể.
Nội tạng động vật
Nội tạng động vật (gan, thận, tim, bao tử, óc…) chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, vitamin nhóm B (B2, B6, folate và B12), CoQ10, cholesterol, các chất khoáng: sắt, kẽm, selen. Mặc dù chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng người bị bệnh gout không nên ăn bởi nội tạng chứa nhiều purin, chính là chất gây tăng nồng độ acid uric trong máu, khiến bệnh trở nên trầm trọng: sưng, đau nhiều hơn.
Thịt gà tây, thịt ngỗng
Thịt gà, thịt ngỗng có chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin B, các khoáng chất, axit amin, sắt, photpho… Thịt gà còn chứa purin nên người bệnh gút nên ăn thịt gà ở mức vừa phải, khoảng 110 – 175 mg, với hàm lượng vừa đủ này sẽ cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thế và tránh được sự gia tăng purin trong máu.
Người bệnh gout hạn chế ăn hải sản
Hải sản (như cá trích, cá ngừ, động vật có vỏ nghêu, sò, ốc,…) chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, bao gồm cả chất purin. Trong hải sản cũng chứa nhiều chất đạm nên người bệnh gout nên hạn chế ăn.
Xem thêm: 6 thực phẩm cực tốt cho người bệnh Gout, giúp giảm đau, sưng các khớp
V.LinhBạn đang xem bài viết 4 món đại kỵ với người bệnh gout, thèm đến mấy cũng không được ăn tại chuyên mục Nhịp sống Gia Đình của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].