Nắng nóng gay gắt sẽ càng nguy hiểm hơn nếu bạn đang uống những loại thuốc này

Nắng nóng gay gắt kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Đặc biệt, những người đang dùng một số loại thuốc nhất định càng cần thận trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ trong thời tiết này.

Theo các chuyên gia, một số loại thuốc dưới đây có thể gây ra các biến chứng về sức khỏe liên quan đến nhiệt độ cao. 

Nắng nóng gay gắt sẽ càng nguy hiểm hơn nếu bạn đang uống những loại thuốc này

Nắng nóng gay gắt sẽ càng nguy hiểm hơn nếu bạn đang uống những loại thuốc này

1. Thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu thường được kê đơn để điều trị huyết áp cao và bệnh thận.

Chúng giúp cơ thể giảm lượng muối và nước dư thừa bằng cách khiến thận sản xuất nước tiểu nhiều hơn.

Trả lời trên tờ New York Times tuần trước, Allison Hill, giám đốc thực hành và chuyên môn tại Hiệp hội Dược sĩ Mỹ cho biết thuốc lợi tiểu có thể khiến nồng độ điện giải như kali hoặc natri bị mất cân bằng.

Kết hợp với nhiệt độ khắc nghiệt, kết quả là mất nước gấp đôi. Các chuyên gia khuyên rằng những người sử dụng thuốc lợi tiểu cần đặc biệt cảnh giác về các dấu hiệu mất nước và tăng cường uống nước.

2. Thuốc huyết áp

Bác sĩ Michael Redlener, giám đốc y tế phòng cấp cứu Bệnh viện Mount Sinai West (Mỹ), cho biết, các thuốc ức chế men chuyển (ACE) dùng để điều trị huyết áp cao có thể làm tăng nguy cơ ngất xỉu và ngã. Nhiệt độ cao có thể khiến tác dụng phụ này trầm trọng hơn.

Những loại thuốc này cũng ức chế cảm giác khát, khiến người dùng thuốc khó nhận biết khi cần uống nước.

Nguy cơ tương tự cũng xảy ra đối với những người dùng thuốc ức chế beta (beta blocker) - có thể khiến cơ thể khó toát mồ hôi và làm mát hơn, hay thuốc chẹn kênh canxi (calcium channel blocker) - có thể gây mất cân bằng điện giải.

3. Thuốc chống loạn thần và thuốc chống trầm cảm

Bác sĩ Redlener lưu ý rằng một số loại thuốc chống loạn thần như haloperidol, olanzapine và risperidone, ảnh hưởng đến khả năng sản xuất mồ hôi của cơ thể, làm tăng khả năng bị quá nhiệt.

Trong khi đó, một số thuốc chống trầm cảm được biết là làm tăng tiết mồ hôi và ức chế cảm giác khát, khiến người dùng thuốc có thể bị tăng gấp đôi nguy cơ mất nước.

Ngoài ra, thuốc thay thế hormone tuyến giáp có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể, gây đổ mồ hôi quá nhiều và ức chế khả năng điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể.

Các thuốc kháng histamine không kê đơn như diphenhydramine (Benadryl), promethazine và doxylamine (Unisom) có thể làm giảm tiết mồ hôi, khiến cơ thể khó khăn trong việc duy trì nhiệt độ bên trong ổn định.

4. Thuốc kích thích

Thuốc kích thích - bao gồm cả amphetamine được sử dụng để điều trị các triệu chứng của rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) - có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể.

Empty

Nếu bạn đang dùng các loại thuốc khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh do nhiệt cao hơn, hãy thực hiện một số biện pháp quan trọng để phòng ngừa bệnh liên quan đến nhiệt độ cao như:

  • Uống nhiều nước, cụ thể là 230 ml nước mỗi 15 - 20 phút nếu bạn ở bên ngoài trời hoặc phòng không có điều hoà trong thời tiết nắng nóng.
  • Mặc quần áo thoáng khí, nhẹ, rộng rãi, tông màu sáng để phản xạ ánh nắng mặt trời.
  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường bên ngoài khi nắng nóng, chỉ nên ra ngoài vào những thời điểm mát nhất trong ngày - sáng sớm và chiều tối.
  • Ở nơi bóng mát càng nhiều càng tốt.
  • Thoa kem chống nắng.
  • Bổ sung điện giải bằng đồ uống thể thao, trái cây và rau xanh.

>>> Xem thêm: Nắng nóng gay gắt, nhiều người nhầm lẫn lả nhiệt và sốc nhiệt, bỏ lỡ thời gian cấp cứu: 5 dấu hiệu phân biệt

(Theo NY Post)

Hoàng Nguyên

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính