Báo Điện tử Gia đình Mới

Nắng nóng gay gắt, nhiều người nhầm lẫn lả nhiệt và sốc nhiệt, bỏ lỡ thời gian cấp cứu: 5 dấu hiệu phân biệt

Lả nhiệt (kiệt sức do nhiệt) và sốc nhiệt cái nào nguy hiểm hơn? Khi nào cần đi cấp cứu? Làm thế nào để phân biệt lả nhiệt và sốc nhiệt?

Bắc Bộ đang trải qua những ngày nắng nóng gay gắt với nhiệt độ trong ngày phổ biến 35 - 38 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Empty

Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cảnh báo, nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.

Trong bài viết này, hãy cùng Gia Đình Mới tìm hiểu 5 dấu hiệu phân biệt kiệt sức do nhiệt (hay lả nhiệt) và sốc nhiệt, cũng như cách xử trí với hai trường hợp này.

Theo nhà khí tượng học Taylor Stephenson của đài truyền hình 13News Now (Mỹ), khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, con người có thể bị kiệt sức do nhiệt/lả nhiệt (heat exhaustion) hoặc sốc nhiệt (heat stroke).

Empty

Thứ nhất, khi bị kiệt sức do nhiệt, người bệnh có thể bị ngất xỉu hoặc chóng mặt. Còn khi bị sốc nhiệt, người bệnh có thể xuất hiện cơn đau đầu dữ dội.

Thứ hai, với kiệt sức do nhiệt, bạn sẽ thấy đổ mồ hôi nhiều, nhưng với sốc nhiệt thì không đổ mồ hôi.

Thứ ba, da ẩm, lạnh, nhợt nhạt là dấu hiệu của kiệt sức do nhiệt. Da đỏ, nóng và khô là dấu hiệu của sốc nhiệt. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, người bệnh đều có thể buồn nôn hoặc nôn.

Thứ tư, mạch đập nhanh là dấu hiệu chung có ở cả hai trường hợp, nhưng khi bị kiệt sức do nhiệt thì mạch đập yếu, còn khi sốc nhiệt thì mạch đập mạnh.

Thứ năm, người kiệt sức do nhiệt có thể bị chuột rút trong quá trình này. Trong khi đó, người bị sốc nhiệt có thể mất ý thức.

dau hieu la nhiet soc nhiet

Nếu người quen của bạn đang bị kiệt sức do nhiệt, hãy đưa họ đến nơi mát mẻ, có điều hoà nhiệt độ, đảm bảo họ uống nước và cho họ tắm nước mát hoặc chườm lạnh để làm mát cơ thể.

Nếu ai đó có các triệu chứng của sốc nhiệt, hãy gọi cấp cứu ngay.

Để giúp ngăn ngừa bệnh do nhiệt, hãy đảm bảo bạn và những người thân yêu uống nhiều nước, nghỉ giải lao thường xuyên ở nơi bóng râm hoặc trong nhà mát mẻ. Cuối cùng, hãy mặc quần áo phù hợp với thời tiết. Mặc quần áo rộng rãi, sáng màu. Quần áo sáng màu phản chiếu ánh sáng mặt trời hiệu quả hơn quần áo tối màu.

Chuyên gia Stephenson khuyến cáo người dân không nên chủ quan vì bệnh do nóng có thể xảy ra ngay cả ở nhiệt độ 27 độ C (80 độ F).

Hoàng Nguyên/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO