Trong một số trường hợp, chúng ta vội đi khám mà quên mang theo chứng minh thư nhân dân hoặc chứng minh thư bị mất chưa được cấp lại. Vậy nếu không xuất trình được chứng minh thư, người tham gia BHYT có được khám, chữa bệnh hãy không?
Thủ tục khám, chữa bệnh BHYT
Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định, người tham gia bảo hiểm y tế khi muốn đi khám chữa bệnh tại cơ sở y tế cần có đầy đủ các giấy tờ sau:
- Xuất trình thẻ BHYT còn giá trị sử dụng;
- Nếu thẻ chưa có ảnh thì xuất trình kèm một trong những giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan có thầm quyền cấp: Bằng lái xe; hộ chiếu; thẻ học sinh; thẻ sinh viên;...
- Nếu đang chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ thì xuất trình giấy hẹn và kèm giấy chứng minh nhân thân.
Mất chứng minh thư có được khám bảo hiểm y tế không
Theo Điều 21, Luật Bảo hiểm y tế 2008 có sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định:
Khi muốn khám chữa bệnh theo BHYT, người bệnh cần lưu ý chỉ có 6 trường hợp được BHYT chi trả, bao gồm: Khám bệnh; chữa bệnh; phục hồi chức năng; khám thai định kỳ; sinh con; vận chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trân khi cấp cứu hoặc tuyến dưới không đảm bảo chuyên môn kỹ thuật.
Khi đi khám, chỉ cần là một trong 6 trường hợp này, người bệnh sẽ được hưởng BHYT.
Theo quy định hưởng BHYT, nếu thẻ BHYT không có ảnh, người bệnh có thể dùng bất cứ một loại giấy tờ chứng minh nhân thân khác có ảnh để được thăm khám và điều trị. Như vậy, nếu mất chứng minh thư vẫn được khám BHYT bình thường.
Người tham gia BHYT có thể dùng một số giấy tờ khác để thay cho chứng minh thư như: Bằng lái xe, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân, thẻ học sinh, sinh viên...
Nếu không có bất cứ giấy tờ nào khác có ảnh đính kèm, người bệnh có thể đến Ủy ban nhân dân xã/phường xin giấy xác nhận nhân thân có đóng dấu giáp lai.
Thạch ThảoBạn đang xem bài viết Mất chứng minh thư nhân dân có được khám bảo hiểm y tế không? tại chuyên mục Cuộc sống Muôn màu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].