Mâm ngũ quả ngày Tết gồm những gì? Cách bày mâm ngũ quả theo từng miền hợp phong thủy

Mâm ngũ quả là một trong những lễ vật không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán của người Việt. Vậy mâm ngũ quả gồm những gì, bày theo từng miền như thế nào?

Mâm ngũ quả ngày Tết gồm những gì? 

Theo quan niệm dân gian, mâm ngũ quả ngày Tết thường có 5 loại quả, tượng trưng cho 5 yếu tố ngũ hành Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Khi có đủ các hành nghĩa là cuộc sống sẽ được cân bằng, no đủ.

Ngoài ra số 5 còn là ước muốn của người Việt về ngũ phúc: Phúc - Quý - Thọ - Khang - Ninh. 

Mâm ngũ quả ngày Tết gồm những gì? cách bày mâm ngũ quả theo từng miền

Mâm ngũ quả ngày Tết gồm những gì? cách bày mâm ngũ quả theo từng miền

Còn theo quan niệm trong đạo Phật, ngũ quả là 5 màu quả tượng trưng cho ngũ thiện căn bao gồm: huệ căn (sáng suốt), niệm căn (ghi nhớ), định căn (tâm không loạn), tấn căn (ý chí kiên trì) và tín căn (lòng tin).

Mâm ngũ quả ngày Tết thường có các loại quả như: Chuối, bưởi, đào, hồng, phật thủ, thanh long, dưa hấu, đu đủ, xoài, dừa, sung, thơm, cam, quýt, chanh, nho, lựu, trứng gà...

Tùy vào mỗi vùng miền mà có thể chọn lựa loại quả phù hợp.

Cách bày mâm ngũ qủa Tết theo từng miền 

Mâm ngũ quả miền Bắc  

Đối với người dân miền Bắc, một mâm ngũ quả đẹp và đúng chuẩn là phải có đầy đủ các loại trái cây như: chuối xanh, bưởi, phật thủ, sung, hồng, quất cảnh, ớt, dứa,... với màu sắc rực rỡ nhưng phải hài hòa, đảm bảo đúng theo Ngũ hành:

Chuối trong mâm ngũ quả được bày theo nải, phải là chuối xanh, tượng trưng cho sự quần tụ, sum vầy, đầm ấm. Bưởi có màu vàng, tượng trưng cho sự giàu sang, may mắn. 

mam-ngu-qua-1

Cũng có một số gia đình thay bưởi bằng quả phật thủ (tác dụng lưu giữ thần, Phật và gia tiên lưu lại trong nhà lâu hơn để phù hộ cho gia chủ).

Quả quất cảnh, quả hồng hay ớt đỏ được tô điểm xung quanh mâm ngũ quả vì có màu đỏ, vàng rực rỡ, vô cùng đẹp mắt - biểu tượng cho sự may mắn, thành đạt. Còn quả dứa có mùi thơm đặc trưng, thể hiện mong ước về một năm mới an lành và nhiều phúc lộc.

Người miền Bắc thường bày mâm ngũ quả kiểu truyền thống là đặt nải chuối xanh ở dưới cùng để đỡ lấy toàn bộ các loại quả còn lại, chính giữa đặt bưởi, phật thử hoặc là mãng cầu, các loại quả khác nhau đào, hồng, quýt, táo thì đặt ở xung quanh, ở chỗ trống thì có thể xen kẻ ớt, quất.

Mâm ngũ quả miền Nam 

Người miền Nam bày mâm ngũ quả theo mong muốn “Cầu sung vừa đủ xài” ước mong năm mới đủ đầy, sung túc, tương ứng với 5 loại quả:

  • Mãng cầu
  • Sung
  • Dừa
  • Đu đủ
  • Xoài  
mam-ngu-qua

Người miền Nam không thờ cúng một số loại trái cây có cách phát âm mang ý nghĩa không tốt như chuối (Chúi nhủi, làm ăn không phất lên được), lê (lê lết, đổ bể, dễ thất bại), cam, quýt (Quýt làm cam chịu),…

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Nam thông dụng nhất là đặt đu đủ, dừa, xoài lên mâm trước do có hình dáng to và khá nặng để đỡ các loại trái khác rồi sau đó mới lần lượt bày những loại quả còn lại lên.

Mâm ngũ quả miền Trung  

Mâm ngũ quả của người miền Trung trong ngày Tết thường không có sự quy định rõ ràng giống miền Nam hay miền Bắc. 

mam-ngu-qua-3

Người miền Trung thường bày các loại quả như chuối, bưởi, mãng cầu, dứa, xoài, sung, dưa hấu, nho, táo, cam...

Tương tự như miền Bắc,họ cũng cách bày mâm ngũ quả theo hình thức: quả nặng và to đặt ở dưới cùng làm bệ đỡ những quả nhỏ hơn, sao cho cân đối, vừa mắt nhất là được.

* Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo

Tuệ An

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính