Mâm cúng tất niên đặt ở đâu mới đúng, cần lưu ý những gì?

Cúng tất niên là một lễ cúng vô cùng quan trọng dịp cuối năm. Vậy mâm cúng tất niên đặt ở đâu mới đúng, cần lưu ý những gì để tránh phạm khi đặt mâm cúng tất niên?

Tất niên là nghi thức không thể thiếu của người Việt trước khi bước vào năm mới. Lễ cúng tất niên thường sẽ diễn ra vào đêm 29 hoặc 30 tết, cũng có thể cúng trước vài ngày tùy vào truyền thống của mỗi gia đình. 

Khi cúng tất niên, gia chủ sẽ chuẩn bị mâm cúng tươm tất và bài văn khấn đúng chuẩn phong tục để làm lễ dâng lên thần linh và gia tiên. 

Mâm cúng tất niên đặt ở đâu mới đúng, cần lưu ý những gì?

Mâm cúng tất niên đặt ở đâu mới đúng, cần lưu ý những gì?

Vậy mâm cúng tất niên đặt ở đâu mới đúng?  

Mâm cúng tất niên đặt ở đâu - thông thường mâm cúng sẽ được đặt tại nơi thờ cúng thần phật và gia tiên ở bên trong nhà. Đồng thời nơi đặt mâm cúng nên có sự giao thoa giữa đất trời và vạn vật bởi đây là lễ vật dâng lên thiên địa.

Nhưng bên cạnh đó, cũng có một số gia đình chuẩn bị mâm cúng ngoài trời. Vậy nên việc đặt mâm cúng ở đâu còn phụ thuộc vào phong tục tập quán của mỗi khu vực.

Riêng đối với trường hợp làm lễ cúng trong nhà, gia chủ cần mở hết cửa để vận khí được lưu thông dễ dàng. Từ đó mới mang đến nhiều may mắn và phúc lành đến cho gia đình và các thành viên.

Lưu ý khi đặt mâm cúng tất niên Tết Quý Mão 2023 

  • Giờ cúng tất niên

Theo các chuyên gia phong thủy, thời gian thích hợp nhất để làm lễ Tất niên rơi vào 29, 30 tháng Chạp. Đồng thời gia chủ có thể chọn một trong ba khung giờ đẹp sau để việc thờ cúng mang đến nhiều điều tốt lành hơn: 9 – 11 giờ; 17 – 19 giờ; 21 – 23 giờ.

  • Mâm cỗ cúng tất niên

Tùy thuộc vào từng vùng miền, địa phương mà mâm cơm cúng tất niên gồm những lễ vật khác nhau.

- Mâm cơm cúng tất niên miền Bắc thường có: Gà luộc, giò lụa, giò xào, thịt đông, canh bóng thả, miến gà, xôi/bánh chưng, nộm, dưa hành muối...

- Mâm cơm cúng tất niên miền Trung gồm: Dưa món, giò lụa, gà bóp rau răm, thịt đông, thịt heo luộc, giá chua, canh măng khô, cá chiên hoặc ram.

- Mâm cơm cúng tất niên miền Nam gồm: Bánh tét, củ cải ngâm nước mắm, canh măng, khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu, gỏi tôm thịt, thịt heo luộc, chả giò, dưa giá/củ kiệu...

  • Cúng tất niên có hóa vàng không

Theo truyền thống, sau khi hoàn tất lễ cúng tất niên, gia chủ sẽ tiến hành xin hạ lễ và đem hóa vàng. 

Tuệ An

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính