Cúng tất niên 2022 chào năm mới 2023 ngày, giờ nào đẹp nhất?

Cúng tất niên năm 2022 chào năm mới 2023 ngày nào đẹp nhất. Cần chuẩn bị những gì để làm lễ cúng tất niên 2022, giờ cúng tất niên đẹp.

Tất niên là gì, vì sao cúng tất niên?

Tất niên (hay còn gọi là tiệc tất niên, lễ tất niên...) là một nghi thức quan trọng nhất để kết thúc năm cũ và chuẩn bị để bước sang năm mới. Theo nghĩa Hán Việt, từ "tất" có nghĩa là hết, hoàn thành, xong; còn "niên" có nghĩa là năm.

Cúng tất niên là một trong những lễ cúng quan trọng của người Việt bên cạnh lễ cúng ông Táo, cúng giao thừa. Lễ cúng tất niên là để cúng ông bà tổ tiên, những người đã khuất của gia đình. 

Sau khi nghi lễ cúng tất niên kết thúc, tất các các thành viên trong gia đình sẽ sum vầy bên mâm cơm ngày cuối năm. Các gia đình thường chọn ngày đẹp, ngày tốt để cúng tất niên. 

Cúng tất niên 2022 chào năm mới 2023 ngày, giờ nào đẹp nhất?

Cúng tất niên 2022 chào năm mới 2023 ngày, giờ nào đẹp nhất?

Cúng tất niên năm 2022 ngày, giờ nào đẹp?  

Lễ cúng tất niên thường được thực hiện vào ngày cuối cùng của năm tính theo lịch Âm (tức là ngày 30 tháng 12 Âm lịch, hay còn được gọi là ngày 30 Tết hoặc vào ngày 29 tháng 12 Âm lịch (ngày 29 Tết) với năm thiếu).

Có một số gia đình thường chọn ngày đẹp, ngày tốt để tổ chức cúng tất niên sớm hơn.

Dưới đây là những ngày đẹp cúng tất niên 2022

Ngày 26 tháng Chạp Âm lịch tức ngày Ất Hợi tháng Quý Sửu năm Nhâm Dần, (tức ngày 17/1/2023 Dương lịch).

Giờ Hoàng Đạo: Sửu (1h-3h), Thìn (7h-9h), Ngọ (11h-13h), Mùi (13h-15h), Tuất (19h-21h), Hợi (21h-23h).

Ngày 28 tháng Chạp (tức 19/1/2023 dương lịch): Ngày Đinh Sửu, tháng Quý Sửu: Ngày Nhâm Ngọ, tháng Tân Sửu năm Tân Sửu.

Giờ hoàng đạo là: Tý (23 - 1h), Sửu (1 - 3h), Mão (5 - 7h), Ngọ (11h - 13h), Thân (15 - 17h), Dậu (17 - 19h).

Ngày 29 tháng Chạp (tức 20/1/2023 dương lịch): Ngày Mậu Dần tháng Quý Sửu: Ngày Quý Mùi, tháng Tân Sửu, năm Tân Sửu.

Giờ đẹp gồm Dần (3 - 5h), Mão (5 - 7h), Tỵ (9 - 11h), Thân (15 - 17h).

Ngày 30 tháng Chạp (tức 21/1/2023 dương lịch): Ngày Kỷ Mão tháng Quý Sửu: Ngày Giáp Thân, tháng Tân Sửu, năm Tân Sửu.

Giờ đẹp gồm Tý (23 - 1h), Sửu (1 - 3h) Thìn (7 -9h) Tỵ (9 - 11h), Mùi (13 - 15h), Tuất (19 - 21h).

Cúng tất niên cần chuẩn bị những gì?  

Tùy theo phong tục và điều kiện của gia chủ mà chuẩn bị mâm cúng phù hợp. Thông thường, một mâm cúng tất niên sẽ có những lễ vật dưới đây.

  • Hương, Hoa
  • Hoa quả
  • Vàng mã
  • Đèn nến
  • Trầu, cau
  • Rượu trắng
  • Trà/chè
  • Bánh chưng

Một mâm cỗ mặn gồm thịt gà, xôi, giò, chả, nem… (tùy theo điều kiện mỗi gia đình).

Trước khi cúng tất niên, các gia đình phải lau dọn bàn thờ sạch sẽ. Sau khi bày mâm cúng, gia chủ sẽ đọc bài cúng tất niên cuối năm.

Tuệ An

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính