Mâm cúng Rằm tháng 7 gồm những gì?

Vào ngày Rằm tháng 7, người Việt có truyền thông sẽ làm mâm cơm cúng để bày tỏ tấm lòng thành kính trời Phật. Vậy mâm cúng Rằm tháng 7 gồm những gì?

Mâm cúng Rằm tháng 7 gồm những gì?

Trong ngày Rằm tháng 7 thường sẽ có 3 mâm cúng chính, mỗi mâm cúng sẽ có những món khác nhau. Cụ thể:

Mâm lễ Phật cúng chay

Trong ngày lễ cúng rằm tháng 7, mâm cúng dâng lên cho các vị chư Phật thông thường sẽ là các món chay thể hiện sự kính trọng và thực hiện theo luật nhân quả, không sát sanh. Thông thường, mâm cúng sẽ có một số món như sau:

mc2

Xôi gấc, xôi đỗ xanh hoặc xôi vò hạt sen

Nem chay hoặc nem nấm.

Canh nấm hoặc canh rau củ.

Đậu hũ non sốt nấm

Mâm mặn cúng gia tiên trong nhà

Mâm cúng trong nhà hay còn gọi là mâm cúng gia tiên, thể hiện lòng kính trọng, tri ân với những người đã khuất.

mc3

Mâm cúng thường sẽ là các món mặn như: gà luộc, xôi gấc, chả lụa, gỏi, cơm, canh,.... kèm theo là trái cây, nhang đèn, hoa cúng. Ngoài ra, sẽ có thêm vàng mã và một số vật dụng khác cho người cõi Âm để họ có được một cuộc sống sung túc, đầy đủ.

Mâm mặn cúng chúng sinh ngoài trời

Ngoại trừ cúng Phật và gia tiên, người Dương thế còn một mâm cỗ cúng cho những linh hồn còn vương vấn nơi trần thế để thể hiện lòng từ bi, đức độ.

mc4

Mâm cúng sẽ được đặt trước cửa và thực hiện và chiều ngày 14 hoặc trưa ngày 15/7 Âm lịch. Lễ cúng thông thường sẽ bao gồm một số món sau:

Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo.

Cháo pha loãng.

Nước.

Nhang đèn.

Trái cây.

Tiền vàng.

Gạo, muối.

Cúng rằm tháng 7 năm 2022 ngày nào tốt nhất?

Thông thường, rằm sẽ là ngày 15 Âm lịch hằng tháng và cúng rằm cũng sẽ diễn ra đúng vào ngày này. Tuy nhiên, trên thực tế lễ cúng rằm tháng 7 sẽ không cúng đúng ngày 15 tháng 7 Âm lịch mà sẽ thường diễn ra từ ngày mùng 2 đến ngày 14 và không cần xem ngày xấu hay tốt.

Theo quan niệm dân giam, ngày 15 tháng 7 sẽ là ngày giới hạn của kỳ kỳ “mở cửa” nên sau ngày này người cõi âm sẽ không thể nhận được đồ thờ cúng được nữa.

Hoặc cũng có quan niệm khác cho rằng, vào ngày Rằm tháng 7 sẽ có rất nhiều vong hồn đi lang thang, các cụ sẽ không nhận được đồ gì của con cháu cúng tế. Do đó, người dân thường có thói quen cúng Rằm tháng 7 trước, có thể bắt đầu từ ngày 2 tháng 7 âm lịch.

Đặc biệt, tháng 7 âm lịch còn có lễ Vu Lan báo hiếu. Do vậy, các gia đình cần phải làm lễ cúng Phật, cúng thần linh, gia tiên trước khi thực hiện lễ cúng cô hồn.

* Thông tin trong bài mang tính tham khảo

Tuệ An

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính