Báo Điện tử Gia đình Mới

Cúng rằm tháng 7 năm 2022 ngày nào tốt nhất, nên cúng ngày 14 hay 15?

Lễ cúng rằm tháng 7 năm 2022 nên cúng vào ngày nào là tốt nhất, cúng ngày 14 hay 15?

Cúng rằm tháng 7 năm 2022 ngày nào tốt nhất?

Thông thường, rằm sẽ là ngày 15 Âm lịch hằng tháng và cúng rằm cũng sẽ diễn ra đúng vào ngày này. Tuy nhiên, trên thực tế lễ cúng rằm tháng 7 sẽ không cúng đúng ngày 15 tháng 7 Âm lịch mà sẽ thường diễn ra từ ngày mùng 2 đến ngày 14 và không cần xem ngày xấu hay tốt.

Theo quan niệm dân giam, ngày 15 tháng 7 sẽ là ngày giới hạn của kỳ kỳ “mở cửa” nên sau ngày này người cõi âm sẽ không thể nhận được đồ thờ cúng được nữa.

Hoặc cũng có quan niệm khác cho rằng, vào ngày Rằm tháng 7 sẽ có rất nhiều vong hồn đi lang thang, các cụ sẽ không nhận được đồ gì của con cháu cúng tế. Do đó, người dân thường có thói quen cúng Rằm tháng 7 trước, có thể bắt đầu từ ngày 2 tháng 7 âm lịch.

Đặc biệt, tháng 7 âm lịch còn có lễ Vu Lan báo hiếu. Do vậy, các gia đình cần phải làm lễ cúng Phật, cúng thần linh, gia tiên trước khi thực hiện lễ cúng cô hồn.

Cúng rằm tháng 7 năm 2022 ngày nào tốt nhất

Cúng rằm tháng 7 năm 2022 ngày nào tốt nhất

Cách chuẩn bị mâm cúng Rằm tháng 7

Cúng bàn Phật

Nhiều gia đình thường thờ Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát tại gia. Rằm tháng 7 là một ngày lễ lớn đối với những người theo đạo Phật, cũng là ngày lễ Vu Lan.

Đối với bàn cúng Phật thì bạn chỉ cần chuẩn bị một mâm cơm chay hoặc một mâm ngũ quả đơn giản để cúng Phật và thường nên cúng vào buổi sáng. Trên mâm cúng cần có hoa tươi, không dùng hoa dại, hoa giả để cúng trong rằm tháng 7. Sau khi cúng, mâm cúng Phật thường sẽ được gia đình thụ lộc ngay tại nhà.

Cúng trong nhà

Cúng trong nhà hay còn gọi là cúng thần linh và gia tiên thường đặt ở dưới lễ cúng Phật. Nên chuẩn bị mâm cúng tươm tất, các món ăn tươi sạch, thể hiện cho lòng thành kính, biết ơn tổ tiên gồm: trái cây, hoa cúng, nước, rượu, nhang, nến...

Cúng ngoài trời

Cúng ngoài trời hay còn gọi là cúng chúng sinh hoặc cúng cô hồn với mục đích bố thí cho những cô hồn thất thế, sa cơ lỡ vận, không nhà cửa hay nơi nương tựa.

Mâm cúng chúng sinh thường bao gồm các lễ vật như sau:

- Muối gạo (1 dĩa sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong).

- Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ).

- Hoa quả.

- Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo (đều được bóc hết ra, sau khi cúng thì thả xuống sông bố thí cho loài thủy tộc)

- Tiền trần (là tiền thật, thường là tiền lẻ).

- 3 chung nước (hay 3 ly nhỏ ), nhang và nến.

* Thông tin mang tính tham khảo

Tuệ An/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO