Nghị quyết 112 đồng ý bỏ Sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân (CMND) trong quản lý dân cư để thống nhất việc quản lý bằng mã số định danh cá nhân.
Theo đó, Bộ Công an được giao hoàn thiện việc sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến sổ hộ khẩu, CMND để trình cấp có thẩm quyền (là Chính phủ nếu là nghị định hoặc Quốc hội nếu là bộ luật, luật) ban hành để tiến tới bỏ hẳn việc cấp Sổ hộ khẩu và CMND.
Theo Nghị quyết 112, các thủ tục cấp mới, cấp đổi và cấp lại CMND (9số) đang được thực hiện ở cấp tỉnh và cấp huyện sẽ được bãi bỏ.
Vì vậy, các nhóm thủ tục hành chính về cấp và quản lý CMND quy định tại Nghị định số 05/1999/NĐ-CP, Nghị định 170/2007/NĐ-CP của chính phủ, Thông tư số 04/1999/TT-BCA, Thông tư số 18/2014/TT-BCA, Quyết định số 998/2001/QĐ-BCA của Bộ Công an đều được bãi bỏ.
Tới đây, khi Nghị định 112 được thực hiện, người dân từ đủ 14 tuổi trở lên sẽ không phải dùng CMND nữa, mà sẽ chỉ còn căn cước công dân. Trong đó, số thẻ căn cước cũng đồng thời là số định danh cá nhân.
Liên quan đến việc bỏ Chứng minh nhân dân, 'Sổ hộ khẩu' và thay vào đó là căn cước công dân, Chính phủ đã thông qua việc bỏ hình thức quản lý dân cư đăng ký thường trú bằng Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú và thay vào đó là hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân.
Cụ thể, Chính phủ đã thông qua việc bãi bỏ kết quả giải quyết thủ tục là “Sổ hộ khẩu” và thay thế bằng hình thức cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư quy định tại Luật Cư trú và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Cư trú.
Như vậy, các giấy tờ chứng minh về mối quan hệ gia đình, giấy khai sinh với trẻ em đăng ký thường trú sẽ được bãi bỏ.
Đồng thời, Chính phủ cũng đã thông qua việc bãi bỏ kết quả giải quyết thủ tục là “Sổ tạm trú” và thay vào đó là hình thức cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư quy định tại Luật Cư trú và Luật.
Nghị quyết 112 có hiệu lực từ ngày ký 30/10/2017, nhưng việc chính thức bỏ sổ hộ khẩu CMND phải chờ đến năm 2020, thời điểm mà theo kế hoạch sẽ xây dựng xong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Theo Đề án Dữ liệu công dân, đến năm 2020 thông tin công dân sẽ được cập nhật – tức là lúc đó Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được xây dựng xong.
Tuấn AnhBạn đang xem bài viết Loại giấy tờ nào sẽ thay thế 'sổ hộ khẩu', 'sổ tạm trú', chứng minh nhân dân? tại chuyên mục Muôn màu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].