Nguồn gốc, ý nghĩa ngày lễ Thất Tịch
Ngày lễ Thất Tịch có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ngoài tên gọi là "lễ Thất Tịch" ra thì ngày lễ này còn được nhiều người gọi là "lễ tình nhân của người châu Á".
Lễ Thất tịch được gắn liền với một câu chuyện cổ tích và đã có từ rất lâu là Ngưu Lang Chức Nữ hay còn có tên gọi khác theo ngôn ngữ Việt Nam là Ông Ngâu Bà Ngâu.
Ngưu Lang là vị thần chăn trâu vì say mê Chức Nữ là một tiên nữ dệt vải. Ngưu Lang đã để trâu đi vào cung điện nên đã bị Ngọc Hoàng phạt cả 2 phải ở xa cách nhau và chỉ được gặp vào ngày 7 tháng 7 âm lịch.
Năm 2022, ngày Lễ Thất Tịch 7/7 (âm lịch) sẽ diễn ra vào thứ 5, ngày 4/8/2022 (dương lịch)
Ngày lễ Thất Tịch nên làm gì?
Thăm chùa, khấn Phật cầu an lành
Đi chùa cầu phúc là một thói quen vào ngày lễ Thất Tịch mùng 7 tháng 7. Người dân quan niệm rằng vào ngày đoàn tụ của Ngưu Lang và Chức Nữ cùng nhau đi chùa sẽ tạo nên điềm lành cho cả gia đình.
Thả đèn lồng
Thả đèn lồng cùng người thương cũng là việc không thể thiếu vào ngày này. Những chiếc đèn lồng đại diện cho những ước mong của các đôi trai gái cho một tổ ấm lâu dài.
Tặng quà cho những người thân, đặc biệt là chồng/vợ mình
Tặng quà để thể hiện lời yêu thương đến với đối phương sẽ là lời tỏ tình rõ nhất trong tình yêu. Vào ngày này, các đôi nam nữ sẽ tặng quà cho nhau, hoặc vợ chồng trao nhau những món đồ đối phương thích nhằm mong tương lai an lành.
Ngày lễ Thất Tịch không nên làm gì?
Tránh dạm hỏi, tổ chức lễ cưới
Dù được hội ngộ mỗi năm một lần nhưng Ngưu Lang và Chức Nữ phải chịu chia cách các ngày còn lại trong năm. Chính vì thế mà cưới hỏi vào ngày này như một điềm báo cho sự chia xa, ly biệt.
Không xây nhà, trùng tu tổ ấm
Ngày lễ Thất Tịch thường rơi vào mùa mưa, điều này gây bất lợi cho việc xây nhà hay trùng tu lại nhà cửa. Tránh thi công vào ngày này để tránh những xui xẻo không đáng có xảy đến.
Tuệ AnBạn đang xem bài viết Lễ Thất Tịch nên làm gì, không nên làm gì? tại chuyên mục Tin mới của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].