Lần đầu tiên, thận lợn được ghép thành công cho người sống

Lần đầu tiên, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (Mỹ) đã ghép thành công thận lợn cho người sống.

Ngày 21/3, Bệnh viện Đa khoa Massachusetts cho biết đây là ca phẫu thuật thành công đầu tiên trên thế giới theo phương pháp này.

Người nhận thận được xác định là ông Rick Slayman, 62 tuổi, người Anh. Bệnh nhân đang hồi phục tốt tại bệnh viện và dự kiến sẽ được xuất viện sớm.

Ông Slayman mắc bệnh thận giai đoạn cuối vào thời điểm phẫu thuật.

Bác sĩ Leo Riella, giám đốc y tế về ghép thận của Bệnh viện Đa khoa Massachusett đã bật khóc trong cuộc họp báo ngày 21/3. Ông bày tỏ:

"Xin dành lòng biết ơn sâu sắc nhất cho đội ngũ Bệnh viện đa khoa Massachusetts của chúng tôi vì sự hỗ trợ, hướng dẫn và chuyên môn của họ. Tôi không thể nghĩ tới một đội ngũ nào tận tâm hơn thế trên thế giới này và tôi rất vinh dự được là một phần trong đó".

Thận lợn được lấy ra khỏi hộp để chuẩn bị cấy ghép tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts ngày 16/3. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Thận lợn được lấy ra khỏi hộp để chuẩn bị cấy ghép tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts ngày 16/3. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Thiếu hụt nội tạng trên toàn quốc

Theo Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, đây là một "bước ngoặt quan trọng trong nỗ lực cung cấp thêm nhiều nội tạng sẵn sàng cho bệnh nhân."

Mạng lưới hiến ghép tạng Mỹ (UNOS) cho biết hơn 100.000 người ở Mỹ đang chờ đợi được ghép tạng và trung bình mỗi ngày có 17 người chết khi đang chờ đợi.

Anne Klibanski, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Mass General Brigham, cho biết: "Các nhà nghiên cứu và bác sĩ lâm sàng của Mass General Brigham không ngừng vượt giới hạn khoa học để thay đổi y học và giải quyết các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng mà bệnh nhân gặp phải trong cuộc sống hàng ngày.

Gần 70 năm sau ca ghép thận thành công đầu tiên, các bác sĩ lâm sàng của chúng tôi một lần nữa thể hiện quyết tâm mang đến các phương pháp điều trị tiên tiến và giúp giảm bớt gánh nặng bệnh tật cho bệnh nhân của chúng tôi và trên thế giới."

Thận lợn được cung cấp bởi công ty eGenesis (Anh), được chỉnh sửa gen để loại bỏ các gen có hại. Sau đó, nó được thêm một số gen người để cải thiện khả năng tương thích.

Người nhận thận là "người hùng thực sự"

Giám đốc Trung tâm Ghép tạng MGH Joren Madsen gọi ông Slayman là "người hùng thực sự."

Ông Slayman đã sống chung với bệnh tiểu đường type 2 và tăng huyết áp trong nhiều năm, và đã được ghép thận người vào năm 2018 sau 7 năm chạy thận nhân tạo. Khoảng 5 năm sau, quả thận đó có dấu hiệu suy yếu.

Các bác sĩ trong ca ghép thận lợn cho người sống. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Các bác sĩ trong ca ghép thận lợn cho người sống. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Với các lựa chọn hạn chế, ông Slayman được cho biết những ưu nhược điểm của việc nhận thận lợn.

Ông Slayman cho biết: "Tôi không chỉ coi đây là cách để giúp bản thân mà còn là cách để mang lại hy vọng cho hàng nghìn người cần ghép tạng để sống sót".

(Theo CBSNews)

Hoàng Nguyên

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính