Môi trường bụi bặm khiến bất cứ ai ra đường cũng phải bịt kín khẩu trang. Nhiều người cẩn thận còn dùng loại khẩu trang y tết dùng một lần.
Thay vì vứt ngay đi, bạn hãy tận dụng chúng vào những việc có ích dưới đây để hạn chế rác thải và tránh lãng phí.
1. Giúp nhà vệ sinh thơm tho sạch sẽ
1. Cắt một đầu dây đeo của khẩu trang như trong hình. Nhớ giữ phần đeo tai lại, sau sẽ dùng đến.
2. Tìm mẩu xà phòng sắp hết, đút vào giữa 2 lớp khẩu trang. Nếu miếng xà phòng khá to, có thể cắt nhỏ rồi mới cho vào.
3. Dùng phần dây đeo vừa cắt để buộc chặt miệng túi lại, nên buộc nhiều vòng.
4. Mở nắp phần bồn nước của bồn cầu, đặt túi xà phòng vào bồn nước. Móc đầu dây ra ngoài vào phần cần gạt nước).
Như vậy mỗi lần xả nước sẽ thành nước xà phòng, có mùi thơm và tính diệt khuẩn cao, giúp bồn cầu luôn sạch sẽ thơm tho.
2. Giữ tai nghe, dây sạc gọn gàng
1. Lấy mẩu kim loại mềm ở một mép khẩu trang ra.
2. Mẩu dây kim loại này có thể dùng để cố định dây tai nghe, dây sạc, giúp các loại dây luôn gọn gàng, ngăn nắp.
3. Làm khăn lau đa năng
1. Chất liệu sợi khẩu trang rất mềm, nên bạn hoàn toàn có thể dùng để lau đồ đạc trong nhà.
2. Khả năng đánh bóng giầy của chúng cũng rất tuyệt vời. Chỉ cần vài đường lau, đôi giày của bạn đã sáng bóng.
4. Giữ đất và nước cho chậu cây
Nếu ai có sở thích trồng các chậu cây nhỏ trong nhà có thể nhận ra rằng, càng trồng lâu, đất trong chậu càng ít dần.
Nguyên nhân là do khi bạn tưới cây, một phần đất cũng theo nước trôi ra ngoài.
Để tránh tình trạng này ta chỉ cần dùng tới một chiếc khẩu trang 1 lần
1. Cắt mép khẩu trang, lấy phần lót màu trắng bên trong ra
2. Khi thay cây vào chậu, hãy đặt tấm lót này dưới đáy chậu.
Tấm lót này giúp cây giữ được độ ẩm, thấm nước đều. Đồng thời, nó giúp đất không bị trôi ra ngoài, một công đôi việc.
Thảo NguyênBạn đang xem bài viết Đừng vội vứt khẩu trang 1 lần khi nó còn cả kho tác dụng sau tại chuyên mục Cẩm nang của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].