Báo Điện tử Gia đình Mới

Ai đang chuẩn bị đi khám hậu COVID-19 lưu ý về mức hưởng bảo hiểm y tế, cùng là trái tuyến có người được 100%, có người chỉ được 40%

Mặc dù đã điều trị khỏi COVID19 nhưng nhiều bệnh nhân vẫn phải đối mặt với hàng loạt triệu chứng và di chứng kéo dài. Nếu đi khám và điều trị hậu COVID-19, người bệnh có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Khám hậu Covid-19 có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Khám hậu Covid-19 có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Hậu COVID-19 là tình trạng bệnh lý xuất hiện ở người từng nhiễm COVID-19, với những triệu chứng có tác động đến cơ thể.

Khi người bệnh có thẻ BHYT khám và đi khám, điều trị hậu COVID-19 tại cơ sở y tế công lập sẽ được bảo hiểm y tế chi trả theo quy định.

Có được thanh toán BHYT khi đi khám hậu COVID-19 không?

Theo quy định hiện hành, bất kì ai tham gia Bảo hiểm y tế cũng được hưởng các quyền lợi về Bảo hiểm y tế khi đi khám, chữa bệnh.

Và tất nhiên, các trường hợp khám và điều trị hậu COVID-19 cũng sẽ được thanh toán chi phí tương ứng với các mức khác nhau tùy vào đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế.

Cụ thể, theo Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014, người bệnh sẽ được hưởng quyền lợi như sau:

* Đi khám, chữa bệnh đúng tuyến:

Người sẽ được thanh toán chi phí trong phạm vi chi trả của quỹ BHYT với mức hưởng như sau:

- 100% chi phí khám, chữa bệnh dành cho các trường hợp là bộ đội, công an; người có công với cách mạng, cựu chiến binh; trẻ em dưới 06 tuổi; người thuộc hộ nghèo; người có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở…

- 95% chi phí khám, chữa bệnh dành cho những người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người thuộc hộ cận nghèo…

- 80% chi phí khám, chữa bệnh dành cho các đối tượng khác.

* Đi khám, chữa bệnh trái tuyến:

Nếu tự đi khám chữa bệnh trái tuyến, vượt tuyến mà không có giấy giới thiệu thì tùy tuyến khám chữa bệnh mà người tham gia BHYT sẽ được thanh toán như sau:

- Tại bệnh viện tuyến trung ương: 40% chi phí điều trị nội trú;

- Tại bệnh viện tuyến tỉnh: 100% chi phí điều trị nội trú.

- Tại bệnh viện tuyến huyện: 100% chi phí khám, chữa bệnh.

Mức hưởng trái tuyến này được áp dụng đối với tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh trên phạm vi cả nước (Theo Công văn 627/BYT-BH năm 2021).

Lưu ý: Những trường hợp không tham gia BHYT sẽ không được quỹ BHYT thanh toán chi phí khám, chữa bệnh hậu COVID-19. Tại Văn bản số 947/SYT-KHTH của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cũng nói rõ, người không tham gia BHYT sẽ được áp dụng mức giá theo quy định tại Thông tư 14/2019/TT-BYT.

Trường hợp người bệnh lựa chọn dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu, các cơ sở thu giá khám, chữa bệnh theo yêu cầu đã thực hiện kê khai với Sở Y tế địa phương (mức giá này được công khai để người dân lựa chọn).

Tại cơ sở y tế ngoài công lập, Bộ Y tế đã có quy định về các mức khám chữa bệnh tổng quát hoặc chuyên khoa đối với hoạt động khám chữa bệnh tại cơ sở y tế công lập. Riêng hoạt động của cơ sở y tế ngoài công lập, Sở Y tế không áp quy định về mức giá.

V.Linh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính