Theo đó, các đối tượng đề nghị Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM hỗ trợ di chuyến trong trường hợp cấp thiết là những người đi từ TP.HCM đển các tỉnh, thành phố khác trong một số trường hợp cấp thiết thuộc các trường hợp cụ thể: đưa đón người bệnh hiếm nghèo; đưa đón con nhỏ (< 18 tuổi); đưa đón phụ nữ mang thai. Người tham gia phỏng vấn trước khi đi nước ngoài; tham gia thi tuyến do các cơ sở giáo dục và cơ quan quản lý nhà nước tô chức; thực hiện di chuyên theo yêu cầu của toà án hoặc cơ quan điều tra.
Đối với người dân TP.HCM từ các tỉnh, thành phố khác có nguyện vọng trở về TP.HCM thuộc trường hợp: Có hộ khẩu thường trú, giấy xác nhận tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm vắng của địa phương có địa chỉ nơi đến là TP.HCM.
Người đã được sự chấp thuận bằng văn bản của UBND tỉnh, thành phố nơi đến cho phép đến và nơi đi cho phép đến TP.HCM không thuộc đối tượng cần Sở GTVT TP.HCM xác nhận di chuyển.
Về phương thức đăng ký, người dân có nhu cầu hỗ trợ di chuyển, thực hiện đơn đăng ký hỗ trợ di chuyển trong trường hợp cấp thiết trên cổng thông tin điện tử của Sở GTVT tại địa chỉ https://thongtin-sgtvt.tphcm.gov.vn/dich-vu-cong/dang-ky-di-chuyen. Đơn đăng ký di chuyển phải được nộp trước thời gian dự kiến di chuyển ít nhất 48 giờ.
Trong vòng 48 giờ kể từ thời điểm người dân nhận được thông tin đãng ký thành công của Sở GTVT Thành phố, Sở sẽ phản hồi kết quả giải quyết thông qua địa chỉ mail của người gửi đơn.
Trường hợp đơn được chấp thuận, người làm đơn sẽ nhận được file PDF của giấy đề nghị hổ trợ di chuyển trong trường hợp cấp thiết có mã QR code. Mã QR code này nhằm phục vụ các cơ quan kiểm tra, giám sát trong quá trình di chuyển. Trong trường hợp cần thiết truy xuất dữ liệu, nhân viên kiểm tra, giám sát quét mã QR code sẽ nhận được các thông tin chi tiết của người di chuyển.
Người làm đơn hoặc người cùng đi trên phương tiện sẽ tự in giấy đề nghị hồ trợ di chuyển trong trường họp cấp thiết hoặc mang theo bản điện tử trên thiết bị di động để sử dụng khi lưu thông trên đường.
Trường hợp đơn không được chấp thuận sẽ nhận được phản hồi nguyên nhân không được chấp thuận đơn.
Người điều khiển phương tiện và người đi cùng phải cam kết và chịu trách nhiệm thực hiện đáp ứng các yêu cầu:
+ Nguyên tắc 5K;
+ Là người đã khỏi bệnh COVID-19 dưới 180 ngày hoặc đã tiêm chủng ít nhất 1 mũi đối với loại vắc xin tiêm 2 mũi và ít nhất 14 ngày sau tiêm (điều kiện này không áp dụng đối với người dân Thành phố Hồ Chí Minh từ các tỉnh, thành phố khác trở về Thành phố Hồ Chí Minh).
+ Khi di chuyển phải khai báo y tế, khai báo VNEID theo quy định và các giấy tờ chứng minh mục đích di chuyển, Giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 còn hiệu lực 72 giờ (kể từ thời điểm lấy mẫu) và một số giấy tờ khác có liên quan.
+ Thực hiện đúng mục đích chuyến đi và nội dung đơn đã đăng ký.
- Phương tiện di chuyển: các loại hình vận tải liên tỉnh (đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không); trường hợp di chuyển bằng xe ô tô cá nhân phải có đầy đủ giấy tờ hợp pháp theo quy định.
- Người điều khiển phương tiện và người đi cùng phải chấp hành quy định về an toàn phòng chống dịch của các địa phương nơi lộ trình đi qua và địa phương nơi đến. Chủ động thông báo và liên hệ chính quyền địa phương nơi đến trước khi di chuyển để được hướng dẫn.
Trong quá trình thực hiện, nếu gặp khó khăn vướng mắc hoặc có ý kiến góp ý, đề nghị quý cơ quan, đơn vị người dân liên hệ với Sở Giao thông vận tải thông qua số điện thoại (zalo) 0988.205.533 để được hướng dẫn hoặc tiếp nhận các ý kiến phản ánh, góp ý.
An AnBạn đang xem bài viết Hướng dẫn di chuyển ra/vào TP.HCM trong trường hợp cấp thiết từ ngày 7/10 tại chuyên mục Đáng chú ý của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].